Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

9 thực phẩm con càng ăn càng thông minh

Trứng, cá, quả táo… là những loại thực phẩm giúp phát triển trí não trẻ cực hiệu quả. Dưới đây là 9 loại thực phẩm đã được chứng minh rất tốt cho sự phát triển não bộ mà các mẹ nên bổ sung cho con
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta có câu “Có thực mới vực được đạo”. Ngoài tính di truyền (vốn có tỷ lệ không cao), sự phát triển trí não của trẻ phụ thuộc rất lớn vào nguồn dưỡng chất từ thực phẩm mà cơ thể được cung cấp. Dưới đây là 9 loại thực phẩm đã được chứng minh rất tốt cho sự phát triển não bộ mà các mẹ nên bổ sung cho con trước thềm năm học mới.
1. Trứng
Trứng chứa rất nhiều dưỡng chất như choline, Omega-3, kẽm, lutein, trong đó quan trọng nhất là axetylcholin, chất dẫn truyền thần kinh quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của não bộ. Do đó, ăn trứng không chỉ giúp tăng cường trí nhớ mà còn giúp con cải thiện độ tập trung.
Các mẹ có thể cho con ăn bánh mỳ kẹp trứng ốp lát vào mỗi buổi sáng hoặc cuối buổi chiều. Chế độ ăn kết hợp protein – carbohydrate này có thể giúp con đủ no đến bữa ăn tiếp theo mà không cần dùng đến đường hay các loại thức ăn nhanh.
Trứng không chỉ giúp tăng cường trí nhớ mà còn giúp cải thiện độ tập trung của con (Ảnh minh họa)
2. Cá

Chất béo tự nhiên trong cá được coi là nguồn cung cấp vitamin D và Omega-3 tuyệt vời. Những chất này chính là vũ khí giúp con chống lại tình trạng kém tập trung và suy giảm nhận thức. Các loại cá mẹ nên cho con ăn gồm có cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi và các loại cá tương tự.
Mỗi tuần mẹ nên cho con ăn ít nhất 2 bữa cá, có thể là cá nướng bỏ lò hoặc luộc. Khi chế biến, các mẹ nên lưu ý vì những lợi ích sức khỏe mà cá mang lại có thể sẽ mất đi nếu cá được rán quá kỹ. Ngoài ra, các mẹ có thể bổ sung Omega-3 cho con bằng cách cho con uống dầu cá. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đều nhận định rằng hấp thu Omega-3 từ việc ăn cá vẫn tốt hơn từ việc uống các viên dầu cá bổ sung.
3. Thịt “sạch”

Thịt là nguồn thực phẩm không thể thiếu cho sự phát triển cả về thể chất và trí não của con. Tuy nhiên, thịt động vật được nuôi bằng chất kích thích chính là một trong những nguyên nhân chính gây hội chứng“sương mù não”, một triệu chứng rối loạn tâm thần, ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ rõ ràng cũng như trí nhớ của con. Do đó, khi mua thịt, các mẹ nên chọn mua ở những quán quen, tránh mua những loại thịt có chất bảo quản, chất tạo màu và các thành phần có hại khác.
4. Các loại rau củ có màu sáng đậm
Rau củ là nguồn thực phẩm giàu vitamin C và chất chống oxi hóa, không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp bảo vệ não bộ khỏi những gốc tự do, vốn là kẻ thù của não bộ. Do đó, đây là loại thực phẩm cần thiết mẹ nên cho con ăn hàng ngày.
Khi mua, các mẹ nên chọn những loại thực phẩm có màu sáng đậm như các màu xanh, đỏ, cam, bởi đó là những loại rau củ có nhiều dưỡng chất nhất. Bông cải xanh, súp lơ, cải bắp, giá đỗ, khoai lang, cà rốt… là những loại rau rau củ các mẹ nên cho con ăn thường xuyên.
Khi mua rau củ, các mẹ nên chọn những loại có màu sáng đậm (Ảnh minh họa)
5. Các loại hạt

Chứa rất nhiều protein, axit béo, vitamin và khoáng chất cần thiết, các loại hạt như lạc, hướng dương, bí ngô, vừng, hạnh nhân…không chỉ giúp “bôi trơn” các cơ quan thuộc hệ tuần hoàn mà còn có tác dụng làm dịu não bộ của con bởi những loại hạt này chứa Tryptophan, chất có tác dụng tạo sự thoải mái và thư giãn cho cả cơ thể. Đối với những loại hạt này, các mẹ có thể cho con ăn trực tiếp, trộn với salad hoặc làm lạc vừng.
6. Bột yến mạch
Bột yến mạch là loại thực phẩm giàu glucose, nguồn năng lượng chính của não bộ. Nguồn glucose có trong bột yến mạch thường được cơ thể bẻ gãy rất chậm, do đó nguồn năng lượng cung cấp cho não được duy trì lâu.
Thêm vào đó, protein và chất xơ có trong bột yến mạch còn giúp lưu thông các mạch máu não, giúp não hoạt động tốt hơn. Do đó, để chuẩn bị tốt cho năm học mới, các mẹ nên sớm bổ sung bột yến mạch vào chế độ ăn của con.
7. Quả việt quất, bơ, táo, mận
Việt quất (blueberry) và bơ là hai loại quả được các nhà khoa học chứng minh có khả năng bảo vệ não bộ khỏi tình trạng căng thẳng và bệnh tăng huyết áp. Trong đó, bệnh tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây suy giảm nhận thức.
Đối với trái việt quất, các mẹ có thể cho con ăn tươi, để lạnh hoặc sấy khô. Còn đối với trái bơ, bởi loại quả này chứa lượng calo khá cao nên các mẹ chỉ nên cho con ăn ¼ – ½ quả mỗi ngày. Với loại quả này, có lẽ xay sinh tố là cách chế biến dễ dàng và tiện lợi nhất.
Ngoài ra, táo hoặc mận là những loại hoa quả có nhiều chất chống oxi hóa mà mẹ có thể bổ sung cho con. Tuy nhiên, đối với những loại quả này, dưỡng chất thường nằm ở vỏ, do đó các mẹ không nên gọt vỏ mà nên chọn những cửa hàng bán hoa quả có uy tín và rửa sạch trước khi cho con ăn.
8. Sô-cô-la đen
Thành phần có trong sô-cô-la đen tác dụng tích cực lên não bộ có thể kể đến như chất chống oxi hóa, chất kích thích (caffeine) giúp tăng cường sự tập trung. Ngoài ra, sô-cô-la đen còn giúp kích thích cơ thể sản xuất endorphin, một chất giúp giải tỏa căng thẳng. 2-3 gam sô-cô-la đen mỗi ngày là lượng phù hợp các mẹ có thể cung cấp cho con.
2-3 gam sô-cô-la đen mỗi ngày sẽ giúp con tỉnh táo và giải tỏa căng thẳng.
9. Nước
Tất cả tế bào trong cơ thể đều cần đến nước để phát triển và tế bào não cũng không ngoại lệ. Trên thực tế, khoảng ¾ thể tích não là nước. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng khi kiểm tra về sức mạnh của não bộ, những trẻ được cung cấp đầy đủ nước đạt kết quả cao hơn những trẻ bị thiếu nước.
Lượng nước trẻ uống mỗi ngày (ml) được tính = 1000 ml + n x 50 (n = số kg của trẻ – 10 đơn vị). Ví dụ trẻ nặng 13 kg cần: 1000 ml + (3 x 50ml) = 1150 ml, nếu trẻ uống 500ml sữa/ ngày, lượng nước cần bổ sung là: 1150 – 500 = 650 ml. Nói chung trẻ từ 10 tuổi trở lên lượng nước uống gần bằng người lớn: 2 – 2,5l/ngày.
Chỉ còn khoảng một tháng nữa thôi, các con sẽ bước vào năm học mới. Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây các mẹ sẽ giúp con có được sự chuẩn bị tốt nhất về mặt dinh dưỡng trước thềm năm học mới. Chúc các con một năm học đạt được thật nhiều điểm 10.

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Dấu hiệu cho thấy bạn đang làm hư con

Ranh giới giữa yêu thương và nuông chiều con rất mong manh, vì thế nếu không để ý, bố mẹ sẽ rất dễ làm hư các con, biến chúng thành những đứa trẻ vòi vĩnh và phụ thuộc.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn có thể làm đang làm hư con mình.
Bạn không bao giờ nói “không”

Một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đang nuông chiều con quá mức là con bạn không bao giờ phải một lời từ chối nào từ bố mẹ. Việc bạn luôn để con thỏa mãn với mọi “yêu sách” con đề ra chính là tín hiệu bạn muốn gửi cho con rằng: “Con là vua và mọi người phải phục vụ con”, điều đó thực sự nguy hiểm và bạn cần suy nghĩ thực sự nghiêm túc để học cách nói “Không” đúng lúc, đúng chỗ với con.
Chi tiền quá khả năng
Tất nhiên bạn luôn muốn con có một lễ Giáng sinh tuyệt vời hay một ngày sinh nhật thật ý nghĩa, nhưng có những cách thực hiện tiết kiệm và thông minh hơn là chi tiêu quá nhiều tiền mặt. Nếu bạn đổ dồn tiền bạc để tổ chức và mua quà cáp mỗi khi con đòi hỏi thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc con sẽ dần hình thành suy nghĩ tệ hại rằng “Chỉ cần tiền là có được mọi thứ và bố mẹ mình có rất nhiều tiền”.
“Tuân lệnh” con
Bạn nghe theo và nhượng bộ con chỉ để không phải nghe thấy tiếng khóc hay những lời tranh cãi? Tuy nhiên, chính việc làm đó lại khiến cuộc sống của bạn bế tắc hơn cũng như làm hư hỏng chính con em mình.

Nhượng bộ và đáp ứng mỗi lần con vòi vĩnh là một cách dạy con sai lầm. Đó không phải là một bài học tốt để con học hỏi mà còn khiến bạn phải tốn kém vì phải chi tiền đáp ứng mọi đòi hỏi của con.
Điều bạn nên làm là dạy con biết cách nghe lời và các bé sẽ nhận được những gì mình muốn. Hãy nghĩ việc này như một cuộc chơi dài - có thể khó khăn lúc đầu, nhưng bạn sẽ được đền bù xứng đáng sau này.
Mua cho con quá nhiều đồ chơi
Con bạn đang có bao nhiêu nhiều đồ chơi? Có bao nhiêu món đồ mà con không động đến để chơi? Đã đến lúc loại bỏ một số đồ mà bé không hay chơi và tặng cho các nhóm từ thiện, cũng như hạn chế mua bất cứ đồ chơi mới nào cho con.
Con không bao giờ hài lòng
Cuối cùng, nếu con bạn không bao giờ hài lòng với những gì bé có, cho dù đó là đồ chơi, các máy chơi điện tử hiện đại hoặc các chuyến đi nghỉ mát đi nữa, hẳn bạn đã nuông chiều con thái quá. Những gì con thực sự cần ở bạn là sự quan tâm, chứ không phải tiền của bạn. Hãy dành nhiều thời gian hơn bên con để con có thể thực sự được hạnh phúc và tận hưởng cuộc sống.

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Traly Iron – Bổ sung sắt cho trẻ em


Sắt là một chất cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng đối với trẻ em sắt vô cùng quan trọng, vì trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất do nhu cầu tăng cao. Thiếu sắt khiến cho trẻ da xanh niêm mạc nhợt,  móng tay móng chân nhợt nhạt, móng tay dễ gây biến dạng, tóc khô cứng dễ gãy, trẻ thiếu máu thường biếng ăn chậm lớn, còi cọc, táo bón, ăn hay nôn trớ.
Nguyên nhân gây thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em: Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố (Hb) trong một đơn vị thể tích máu. Theo tổ chức Y Tế thế giới thì được coi là thiếu máu khi Hb dưới 110g/lít ở trẻ em 6 tháng đến 6 tuổi, và dưới 120g/ lít với trẻ em 7 đến 14 tuổi.
Thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân trong đó thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất ở trẻ em, thiếu máu dinh dưỡng có thể do thiếu sắt, vitamin B12, đồng, acide Folic… trong đó thiếu sắt là chủ yếu.
Các nguyên nhân gây thiếu sắt là:
-         Chế độ ăn thiếu cung cấp sắt: thiếu sữa mẹ, ăn dặmkhông đủ thành phần, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, sinh đôi.
-         Do hấp thụ sắt kém: ỉa chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột ( nhiễm giun đũa, giun móc...)
-         Do nhu cầu tăng: như mắc các bệnh nhiễm trùng.
Những dấu hiệu thể hiện thiếu máu thiếu săt:
-         Da niêm mạc nhợt từ từ, lòng bàn tay nhợt
-         Trẻ mệt mỏi, ít hoạt động, ăn kém, lên cân chậm.
-         Xét nghiệm: Huyết sắc tố giảm, sắt huyết thanh giảm.
Các bà mẹ phải làm gì khi nghĩ con mình bị thiếu máu dinh dưỡng:
-         Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như gan, tim, bầu dục, trứng, thịt, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng, rau xanh đậm, quả chín.
-         Cho trẻ ăn bổ sung đúng tuổi, đủ thành phần các chất dinh dưỡng. Trong thực đơn hàng ngày tăng cường những thức phẩm giàu sắt cho trẻ như đã mô tả ở trên.
-         Tăng cường ăn các loại quả chín và rau chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, chuối đu đủ, rau ngót, rau muống để hỗ trợ hấp thu chất sắt.
-         Trẻ nhỏ nếu không bú sữa mẹ, nên chọn lựa những sữa công thức có bổ sung chất sắt. Khi trẻ đã có thiếu máu, chế độ ăn chỉ có tính chất hỗ trợ bên cạnh đó phải cho trẻ uống các chế phẩm có bổ sung chất sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Sản phẩm Traly Iron với hàm lượng Sắt – dạng iron (III) hydroxide polymaltose complex – 50mg, lysine – 50 mg, Taurin – 5 mg, Vitamin B12: mcg, Vitamin b1: 0,5mg; Vitamin b2: 0,5mg, giúp bổ sung sắt, vitamin và các acid amin giúp phòng ngừa và hỗ trợ các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt. Đối với trẻ em trên 2 tuổi bị thiếu sắt có thể dùng 1 ống uống Traly Iron 1 ngày. Hộp Traly Iron được đóng 3 vỉ x 5 ống uống tiện sử dụng và bảo quản.

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Đau đầu với chứng biếng ăn ở trẻ?

Bạn thấy bực mình, lo lắng vì con mình không chịu ăn dù có dỗ dành hay la mắng? Hãy bình tĩnh để tìm hiểu về chứng biếng ăn và giải pháp cho con mình.
1. Biếng ăn là gì?
Biếng ăn là hiện tượng trẻ ăn ít hơn bình thường, ăn thức ăn chọn lọc, chỉ ăn vài loại thức ăn, có trẻ sợ ăn, từ chối hay nôn oẹ khi nhìn thấy thức ăn, bữa ăn kéo quá dài (trên 30’ thậm chí hàng tiếng) do trẻ không chịu nuốt thức ăn hoặc bỏ ăn do nhiều nguyên nhân gây ra.
2. Lưu ý để phòng ngừa và khắc phục chứng biếng ăn


- Tập cho bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau từ giai đoạn ăn dặm (lúc 5-7 tháng tuổi). Lúc này, vị giác chưa phát triển nên trẻ dễ dàng tiếp nhận các loại thức ăn có mùi vị khác nhau, tạo thành thói quen ăn uống đa dạng khi lớn.
- Không bao giờ cho thuốc vào thức ăn như sữa, nước trái cây, chuối… làm trẻ sợ và luôn cảnh giác với thức ăn.
-  Không cần thiết canh quá kỹ từng bữa ăn, từng muỗng bột, vài chục ml sữa… Có lúc trẻ ăn ít một chút rồi sau đó sẽ ăn bù.
-  Làm cho bé thích thú với thức ăn bằng câu chuyện ngộ nghĩnh về thực phẩm, màu sắc xanh đỏ của rau, cà rốt… Thức ăn có mùi vị hấp dẫn và được thay đổi sẽ giúp bé ham ăn hơn.
-  Bạn đừng quá cứng nhắc đặt bé vào ghế ăn, khăn yếm quá chỉnh tề. Hãy cho bé ngồi thoải mái nơi ưa thích. Để bé được tự xúc cùng mẹ dù còn vụng về, đổ tháo. Nhiều khi bé thích bốc, nhón thức ăn... Vì như vậy thú vị hơn ngồi há miệng để mẹ đút. Chén đĩa, ly tách, muỗng... Có hình thù ngộ nghĩnh sẽ làm cho bữa ăn của bé thật sự trở thành một cuộc vui. Bạn hãy nhớ, ở tuổi này bé không chỉ ăn mà còn bận rộn khám phá cả thế giới.
- Lớn lên một chút, bé thích được hỏi mình muốn ăn gì. Bé có thể tham gia đi lựa mua thức ăn cùng mẹ và “phụ” nhặt rau, rửa cà… Chắc chắn các món có sự tham gia của bé sẽ làm bé cảm thấy ngon hơn.
- Đừng dùng thức ăn vào các mục đích khác như trừng phạt hay khen thưởng, lâu ngày sẽ dẫn đến các rối loạn hành vi ăn uống. Trẻ dễ có khuynh hướng dùng việc ăn uống để phản đối hay gây sức ép lại cha mẹ khi chúng gặp khó khăn.
- Không cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn chính trong vòng 1, 5 đến 2 giờ, làm bé “ngang dạ” khi vào bữa ăn.
- Có những giai đoạn bé ham thích và ăn liên tục một loại thức ăn nào đó như trứng hay cả nải chuối mỗi ngày. Hãy để bé ăn thỏa thích, bé sẽ trở lại ăn uống bình thường sau vài ngày hoặc vài tuần.
- Có những giai đoạn biếng ăn sinh lý, thường trùng với lúc trẻ học thêm các kỹ năng mới.Đừng ép uổng quá đáng làm bé biếng ăn thực sự. Các thời điểm biếng ăn sinh lý thường gặp lúc trẻ 7-9 tháng; 2-3 tuổi; 5-6 tuổi.
3.Giải quyết tình trạng biếng ăn ở trẻ:
 
Công ty TNHH thương mại dược phẩm Trang Ly với nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các sản phẩm cốm bổ cho trẻ em, nhằm khắc phục tình trạng biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng… Hiện nay công ty đã sản xuất thành công và đưa ra thị trường sản phẩm cốm cho trẻ em Traly Zin để bổ sung kẽm, lysine, vitamin B1, B2, B6,...Traly Zin giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, phát triển chiều cao tối ưu,tăng cân nhanh ở trẻ suy dinh dưỡng  và tăng cường hệ miễn dịch, công thức có hàm lượng kẽm cao dạng kết hợp nên hấp thu tốt.
Traly Zin dạng cốm sử dụng rất đơn giản, có thể cho trẻ ăn trực tiếp hay pha với sữa, nước hoặc thức ăn. Sản phẩm đạt danh hiệu: “Top 100 SP và dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em năm 2013” do người tiêu dùng bình chọn.
Thông tin chi tiết sản phẩm xem tại: http://tranglypharma.com/san-pham-danh-cho-tre/traly-zin

Bé ăn nhiều nhưng chậm tăng cân – Nguyên nhân và Giải pháp


“Tôi rất băn khoăn vì sao con tôi trộm vía ăn uống tốt mà rất chậm tăng cân, nhìn chung bé tự ăn mà mẹ không phải ép và ăn uống rất nhanh”. Đây là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục cho vấn đề này.
Con ăn nhiều, vì sao chậm lên cân ???
Có một số nguyên nhân thường gặp khiến con ăn nhiều mà vẫn không lên cân như:
1. Bé ăn nhiều nhưng không đúng cách

Trong khi 1g chất bột đường, chất đạm cho 4Kcal thì 1g chất béo cho đến 9Kcal. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, loại chất béo tốt nhất cho trẻ là các loại tinh dầu luyện làm từ đậu nành, phộng, mè… cho trực tiếp vào bột/cháo đang nóng của con. Khi trẻ lớn, vẫn có thể sử dụng dầu tinh luyện cho vào thức ăn.
Bé trên 6 tháng tuổi nhưng chỉ bú mẹ hoặc uống sữa không ăn thêm thức ăn khác sẽ gây thiếu chất cho bé.
Bé ăn nhiều nhưng chủ yếu là thức ăn vặt hoặc trái cây, thiếu chất béo hoặc tinh bột trong bữa ăn của trẻ cũng khiến con chậm tăng cân. Rau, củ, quả dùng để nấu cháo/bột cho bé sẽ cung cấp ít năng lượng hơn dùng gạo nấu cho bé.
2. Bé ăn nhiều nhưng kém tiêu hóa, hấp thu

Theo các bác sỹ khuyến cáo, tình trạng này thường xảy ra ở trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa do thường xuyên sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản…), do chế độ dinh dưỡng không hợp lý,….
Hệ vi khuẩn có lợi cho cơ thể thường trú trong ruột bị kháng sinh tiêu diệt dẫn đến biếng ăn, kém tiêu hóa, kém hấp thu. Việc bổ sung men vi sinh bằng cách cho trẻ ăn sữa chua, hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng, các dược phẩm có chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột sẽ giúp bé dễ hấp thu dinh dưỡng để tăng cân tốt hơn.

Bé bị nhiễm giun, sán cũng dẫn đến trẻ ăn nhiều nhưng chậm lớn: Vì bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột này chia bớt lượng thức ăn ăn vào. Bố mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần.
Nhu cầu tiêu hao năng lượng cho chuyển hóa cơ bản và cho nhu cầu tăng trưởng cao hơn bình thường: Ở một số bé, nhu cầu này của bé cao hơn bình thường, bé sẽ cần nhiều hơn năng lượng nạp vào và có thể vẫn chưa đủ. Vì vậy, bé ăn nhiều nhưng vẫn chậm chậm lên cân.
3. Biện pháp giúp bé tăng cân và cao lớn
Chế độ dinh dưỡng đúng cách
Điều quan trọng nhất là bố mẹ nên cho con ăn dặm đúng tuổi (từ khi con được 4 – 6 tháng tuổi)
Khi bé được 1 tuổi, sữa mẹ không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé mà cần nhiều hơn thế. Vì vậy, bên cạnh việc cho bé bú sữa mẹ thì cần bổ sung các dinh dưỡng khác theo tiêu chuẩn hợp lý.
Khi bé đến tuổi ăn dặm, bạn nên nấu bột/cháo của bé đặc thêm một chút.
Trong các bữa ăn hàng ngày của con, cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm và chú ý trong mỗi bữa ăn đều có đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau). Chú ý đến lượng thực phẩm cần dùng cho trẻ trong mỗi bữa ăn.
Tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của bé: Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
Các món ăn vặt chỉ nên ăn ngay sau bữa ăn chính hoặc bữa phụ xem như bổ sung, không cho trẻ ăn giữa hai bữa ăn sẽ gây hiện tượng ngang dạ.
Tăng bữa ăn hàng ngày: Bạn có thể cho bé ăng ngày ăn 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho bé ăn thêm bữa tối trước khi ngủ.

Cần cho bé uống đủ sữa mỗi ngày cả về lượng và chất
Nhu cầu uống sữa ở mỗi bé là khác nhau nhưng vẫn có một số hướng dẫn chung cho lượng sữa mà bé có thể uống hàng ngày. Chẳng hạn, bé sơ sinh có thể uống 30-90ml sữa sau mỗi vài tiếng đồng hồ. Bé 2 tháng tuổi có thể tăng lên 120-150ml sữa sau mỗi 3-4 tiếng. Tại 4 tháng tuổi, bé có thể uống 120-180ml sữa ở một cữ bú.
Với trẻ lớn hơn, nhu cầu sữa sẽ thay đổi khi có nhiều nguồn dinh dưỡng khác bổ sung.
Để bé tăng cân và cao lớn nhanh, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày, cần phải giúp bé hấp thu hết các dưỡng chất từ thực phẩm.
 
Traly Grow bổ sung B1 và Lysine hàm lượng cao giúp trẻ ăn ngon miệng, hết biếng ăn, đồng thời bổ sung cao men bia tươi (chứa 21 loại acid amin cùng các vi lượng như Zn, Mn…) và một số vitamin nhóm B, DHA giúp tăng hấp thu tối đa dưỡng chất, phục hồi sức khỏe, hỗ trợ cơ thể phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ.
Sản phẩm ở dạng siro thơm ngon dễ uống cho trẻ. Thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng xem tại: http://tranglypharma.com/san-pham-danh-cho-tre/traly-grow


Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Nghi bé 5 tuổi ở New York bị sốt do nhiễm Ebola

Một bé trai 5 tuổi mới trở về từ Guinea đang được theo dõi cách ly Bệnh viện Bellevue ở thành phố New York do nghi có triệu chứng Ebola.
Bé trai này mới trở về Mỹ hôm thứ Bảy, đã bị sốt 39 độ C. Bệnh nhi chưa xét nghiệm vi rút và không bị kiểm dịch.
Tờ New York Post cho biết bé trai đã bị nôn và được nhân viên cấp cứu đưa từ nhà ở khu Bronx tới bệnh viện.
Có 4 người đã được chẩn đoán Ebola ở Mỹ. Trường hợp đầu tiên là một hành khách Liberia đã tử vong ở Texas hồi tháng Chín. Hai y tá điều trị cho bệnh nhân cũng bị lây bệnh nhưng đã phục hồi.
Bệnh nhân thứ tư là bác sĩ Craig Spencer ở New York, được chẩn đoán Ebola khi trở về sau khi tham gia điều trị bệnh nhân ở Guinea, hôm Chủ nhật vừa qua sức khỏe của ông có vẻ được cải thiện chút ít nhưng vẫn trong tình trạng nặng.
Hôm Chủ nhật chính quyền New York và New Jersey đã quyết định những biện pháp mới để kiểm dịch các nhân viên y tế trở về từ những nước có dịch Ebola, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng, nhưng nói rằng mọi người có thể ở nhà trong thời gian cách ly.
New Jersey, New York và Illinois đang áp đặtlệnh kiểm dịch bất cứ khách đến nào có nguy cơ cao bị nhiễm Ebola ở Sierra Leone, Liberia và Guinea, nơi dịch đã giết chết gần 5.000 người.
Cẩm Tú - Dân trí

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ

BS. Phạm Doãn Bạch Mai cho biết, tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng bất thường và đi trên 3 lần/24 giờ (quan trọng là tính chất lỏng của phân, nếu đi ngoài nhiều lần phân bình thường hoặc trẻ bú mẹ hoàn toàn đi ngoài nhiều lần phân lỏng sệt cũng không phải là tiêu chảy).
Vì sao trẻ bị tiêu chảy cấp?
Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày.
Tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong cho trẻ em sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Trong đó 80% tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân chính gây tử vong là mất nước, điện giải, sau đó là suy dinh dưỡng.


Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em
- Virus: Rota virus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe doạ tính mạng trẻ dưới 2 tuổi. Các virus khác: Adeno virus, Norwalk virus
- Vi khuẩn: Escherichia Coli (E.Coli), lỵ trực trùng (Shigella), Campylobacter Jejuni, Salmonella không gây thương hàn, vi khuẩn tả. Trong đó lỵ trực trùng và tả có thể gây dịch lớn.
- Ký sinh trùng: Amip, đơn bào
Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng gây tiêu chảy cấp đó là dị ứng thức ăn, dùng kháng sinh…
Hậu quả của tiêu chảy cấp
-  Mất nước, mất natri.
- Thở mạnh, sâu, môi đỏ.
- Thiếu Kali: Trướng bụng, liệt ruột cơ năng, rối loạn nhịp tim.
Triệu chứng khi bị tiêu chảy cấp
- Tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân lỏng đi nhiều lần, mùi chua, phân có thể có nhầy.Trường hợp lỵ thì phân nước có lẫn máu và nhầy mũi.
- Nôn: Thường xuất hiện đầu tiên trong tiêu chảy do rota virus, tụ cầu.
Chẩn đoán mức độ mất nước: Rất quan trọng để quyết định xử trí
Cách điều trị tại nhà
Cho trẻ uống thêm dịch ( càng nhiều càng tốt nếu trẻ muốn)
- Cho bú nhiều hơn và lâu hơn, nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì cho uống Oresol sau bú. Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn cho uống thêm 1 hay nhiều loại dịch như Oresol, súp, nước cơm, nước cháo hoặc nước sạch. Uống từng ngụm nhỏ bằng thìa, nếu trẻ nôn thì ngừng 10 phút rồi cho uống lại nhưng chậm hơn.
- Cho trẻ uống tuỳ theo trẻ muốn cho tới khi ngừng tiêu chảy.
- Cách pha ORS: Pha đúng tỷ lệ và sử dụng trong vòng 24h.
Tiếp tục cho trẻ ăn để phòng suy dinh dưỡng
- Khẩu phần hàng ngày nên tiếp tục và tăng dần lên, đảm bảo ăn chín, hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng. Tiếp tục cho bú tích cực nếu trẻ còn bú mẹ.
- Thực phẩm nên nghiền nhỏ, ăn thành nhiều bữa để dễ hấp thu. Nên ăn thịt, cá, trứng, các thực phẩm giàu kali như chuối, nước dừa, nước hoa quả tươi. Hạn chế chất xơ, thức ăn có nhiều đường. Không dùng nước uống có gas


- Sau khi hết tiêu chảy tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn giàu năng lượng và thêm 1 bữa phụ/ ngày ít nhất trong 2 tuần. Nếu trẻ suy dinh dưỡng, bữa ăn phụ nên được tiếp tục cho đến khi trẻ đạt được cân nặng bình thường theo chiều cao.
Bổ sung kẽm hàng ngày trong 10-14 ngày:
Trẻ <6 tháng: 10mg/ngày. Trẻ >= 6 tháng tuổi 20mg/ngày, uống khi đói.
 Đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau:
- Đi ngoài phân lỏng liên tục, nôn tái diễn, sốt cao hơn, phân có máu
- Ăn uống kém hoặc bỏ bú hoặc không đỡ sau 2 ngày điều trị.
Biện pháp phòng bệnh tiêu chảy
- Nuôi con bằng sữa mẹ.Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nghĩa là không phải ăn hoặc uống thêm thứ gì khác kể cả nước lọc. Trẻ được bú mẹ hoàn toàn sẽ ít mắc bệnh tiêu chảy cũng như các bệnh nhiễm trùng khác và tỉ lệ tử vong thấp hơn so với trẻ không được bú mẹ hoặc bú mẹ không hoàn toàn. Bú mẹ giảm nguy cơ dị ứng, tăng sức đề kháng. Bú mẹ giúp trẻ tối ưu hệ tiêu hoá, phát triển não bộ tốt nhất. Cho trẻ bú mẹ sớm nhất trong 1h đầu, bú theo nhu cầu, trẻ cần được bú mẹ tới 2 tuổi hoặc hơn.

- Cải thiện tập quán ăn dặm cho trẻ em: Cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Thức ăn cân đối, đầy đủ dưỡng chất. Nguồn thực phẩm, nguồn nước an toàn, nấu chín và dùng ngay sau khi chế biến. Nếu không dung luôn thì bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 2h.
- Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh, ăn uống.
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi ngoài, thay tã lót cho trẻ, trước khi làm thức ăn,cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy
- Sử dụng thực phẩm an toàn, đảm bảo ăn chín, uống nước đã đun sôi.

- Phải tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Tiêm phòng sởi có thể giảm tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng của tiêu chảy. Vì sau khi bị sởi miễn dịch của trẻ giảm rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng trong đó có tiêu chảy cấp. Tất cả trẻ em cần tiêm phòng sởi ở độ tuổi kiến nghị.
- Vắc xin Rotavirus: Đã triển khai ở các nước phát triển cho thấy hiệu quả phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus rất tốt.
- Vắc xin lỵ, E. Coli đang được nghiên cứu sản xuất.
Tin liên quan:
Bù nước điện giải lúc nào là thích hợp
5 Sự thật về dinh dưỡng cho bé

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Cách tránh cho trẻ không bị chân vòng kiềng

Phải làm thế nào để tránh cho trẻ không bị chân vòng kiềng? Trẻ em, nhất là bé gái, nếu bố mẹ không biết cách chăm sóc đúng phương pháp, dẫn đến tật chân vòng kiềng sẽ rất xấu cho dáng đi của bé sau này.
Nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng và cách phòng ngừaCác bà, các chị khi chăm sóc con nhỏ vẫn thường nhắc nhau “không bế cắp nách” để tránh tật vòng kiềng cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ bị vòng kiềng không phải hoàn toàn do nguyên nhân cắp nách mà do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trẻ bị vòng kiềng khi đi, người lắc lư, chân quàng sang hai bên khiến cho dáng đi rất xấu. Đặc biệt, các bé gái bị vòng kiềng, khi lớn sẽ thiệt thòi hơn các bạn vì chân vòng kiềng hạn chế vẻ đẹp hình thể của người con gái.
Vậy, làm thế nào để tránh vòng kiềng cho đôi chân của bé? Nguyên nhân gây nên hiện tượng vòng kiềng do đâu? Chúng ta sẽ cùng các chuyên gia chăm sóc nhi khoa tìm hiểu vấn đề này.

Chân bình thường
    - Chân bình thường là hai chân luôn thẳng khít, song song với nhau.
    - Khi đứng, hai đầu gối và hai mắt cá bên trong đều sát khít.
Chân vòng kiềng (chân chữ o)
   - Chân vòng kiềng là chân khi đứng thắng, khớp gối hai bên nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không thẳng khít, có khe giữa khoảng 1,5cm.
    Hoặc
    - Khớp gối bình thường, cẳng chân cong vào trong hoặc hình cung, có khe giữa trên 1,5 cm.
    - Những hiện tượng chân khác thường trên, người ta gọi là chân vòng kiềng, y học gọi đó là chân chữ O.
Nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng
    - Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến vòng kiềng.
    - Trẻ tập đứng, tập đi quá sớm.
    - Trẻ béo phì, có cân nặng quá tải đối với đôi chân.
    - Do thói quen sinh hoạt một số vùng không tốt như: địu trẻ trên lưng, trẻ thường xuyên phải cưỡi ngựa, lừa…
Các biện pháp hạn chế chân vòng kiềng
Cho con bú sữa mẹ
    - Trong sữa mẹ có nhiều dinh dưỡng, vitamin rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ, vì vậy cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.
    - Trong sữa mẹ có vitamin D, một loại vitamin giúp bé hạn chế còi xương (còi xương là nguyên nhân gây vòng kiềng ở trẻ).

    - Đến tuổi ăn dặm, cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cung cấp đủ lượng calci và vitamin D cần thiết từ các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng… cho bé.
    - Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu
Nắn chân tay cho bé
    - Nắn chân cho bé một cách nhẹ nhàng, đều cả hai chân giúp lưu thông máu, rất tốt cho sức khỏe của trẻ.
    - Khi nắn chân, các bé có xu hướng duỗi thẳng chân, rất thích thú….cha, mẹ nên nắn hướng vào trong, từ đùi xuống mắt cá chân, tạo thành thói quen cho bé, hạn chế tật vòng kiềng.
    - Nên nắn chân hàng ngày, đều đặn, trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm.
Lưu ý: Thông thường bé trên 1 tuổi, hiện tượng chân cong, chân vòng kiềng sẽ hết.
Không bắt trẻ tập đi sớm
    - Không cho bé ngồi xe tập đi quá sớm.
    - Không tập đi cho trẻ bằng phương pháp đỡ 2 nách trẻ.
    - Thời gian thích hợp để tập đi là ngoài 9 tháng.
Lưu ý: Trọng lượng của cơ thể thường dồn ép xuống chân, vì vậy không được ép trẻ đứng hoặc đi quá sớm khi hệ xương chân của trẻ chưa đủ thời gian phát triển, khiến chân trẻ bị biến dạng (vòng kiềng).
Bổ sung đầy đủ vitamin D và calci
    - Thiếu vitaminD trong thời gian dài sẽ làm giảm việc hấp thu calci, phốt pho và khiến sự phát triển của xương gặp trở ngại.
    - Vitamin D và calci có tác dụng phát triển xương ở trẻ, vì vậy cần bổ sung đầy đủ calci cho trẻ, hạn chế tật vòng kiềng.
Lưu ý: Trẻ thiếu calci thường quấy khóc, hay vặn mình, ra nhiều mồ hôi, chậm phát triển chiều cao….
Tắm nắng cho trẻ
    - Tắm nắng cho trẻ giúp sản sinh ra một lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
    - Khi trẻ đầy đủ vitamin D sẽ hạn chế các hiện tượng về xương, đặc biệt là bệnh còi xương (nguyên nhân gây vòng kiềng ở trẻ).
Lưu ý: Với những bé lớn (từ 2 đến 5 tuổi) chân bị cong nhiều, bố mẹ nên cho con đi khám bác sỹ để tư vấn về việc phẫu thuật chỉnh trục xương.
Tập cho con khỏi dáng đi vòng kiềng
Phương pháp 1:
    - Bé tập đi theo đường thẳng, trên đầu đặt quyển sách.
    - Khi di chuyển, không để sách rơi xuống sàn.
Mục đích: Tập trung vào bước đi, muốn sách không rơi, bắt buộc chân, lưng, hông phải thẳng để lấy thăng bằng, qua đó khắc phục tật vòng kiềng ở trẻ.
Phương pháp 2:

    - Tập các động tác thể dục nhẹ nhàng như: vươn vai, chống tay lên hông, nhảy theo nhạc…
Mục đích: tạo thói quen giữ thẳng vai, lưng, hông và đôi chân săn chắc.
Lưu ý khi trẻ tập đi
    - Tập giữ thăng bằng trọng lượng cơ thể cho trẻ trước khi tập đi.
    - Luôn theo sát trẻ và đặt gối, chăn ở sát sau trẻ để nâng đỡ, tránh áp lực mạnh ảnh hưởng đến đốt sống hoặc tránh bé bị ngã ảnh hưởng tới hệ xương chân.
Phương pháp chữa bệnh vòng kiềng bẩm sinh
    - Phẫu thuật bó (nẹp chân hoặc bó bột)
    - Phẫu thuật sắp lại xương.
Lưu ý: khi phương pháp bó chân không có kết quả, các bác sĩ sẽ can thiệp bằng phẫu thuật khi có sự đồng ý của gia đình.
Để trẻ tập đi, tập đứng phù hợp với sự phát triển tự nhiên của bé
    Nếu chân bé chỉ cong ở cẳng chân thì không thể gọi là chân vòng kiềng, bố mẹ chỉ cần lo lắng khi chân của bé cong từ trên dùi xuống bàn chân. Vì vậy, ta phải phân biệt được chân cong sinh lý và chân cong bệnh lý.
    Phần lớn, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong cẳng chân do tư thế nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên, đây là hiện tượng cong chân sinh lý, chân trẻ sẽ tự thẳng khi 1 tuổi mà không cần xoa bóp hay điều trị gì.
    Để giữ gìn đôi chân bé được khỏe, đẹp, cần cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Các thành phần dinh dưỡng, vitamin, đặc biệt là vitamin D trong sữa mẹ giúp hệ xương phát triển sẽ hạn chế tật vòng kiềng ở trẻ.
    Ngoài ra, cha mẹ không nên nôn nóng cho bé tập đi sớm khi trẻ chưa phát triển toàn diện, ảnh hưởng đến sức khỏe đôi chân cũng như vẻ đẹp hình thể của trẻ sau này.
Trẻ đứng và tập đi quá sớm dễ bị chân vòng kiềng
    Nhiều bà mẹ thường lo con sẽ bị chân vòng kiềng khi có ai đó bế con mình dưới dạng “cắp nách”. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, cách bế trẻ như vậy không phải là nguyên nhân dẫn đến chân bị vòng kiềng mà do nhiều tác động khác.
    Theo các bác sĩ chuyên khoa, lo lắng của các bà mẹ là hơi thừa và không đúng khi cho rằng vì bế cắp nách sớm mà trẻ bị chân vòng kiềng. Thay vào đó, việc cho trẻ đứng và tập đi sớm lại dễ gây chân vòng kiềng hơn do xương cẳng chân của bé còn yếu, chưa đỡ được sức nặng của cơ thể, nhất là đối với những trẻ quá bụ bẫm hoặc béo phì.
    Bác sĩ Nguyễn Thanh Phước chuyên khoa cấp 2 nhi, Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế cho biết, việc cho trẻ tập đứng, đi sớm có thể ảnh hưởng đến hình dáng và chức năng của chân do hệ xương của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Chân của trẻ dưới 6 tháng tuổi thường bị cong nhưng đây là hiện tượng cong cẳng chân sinh lý do tư thế của trẻ trong bụng mẹ. Theo thời gian, chân của trẻ sẽ thẳng dần ra. Tuy nhiên, một số trường hợp, do sự can thiệp không đúng cách của bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể khiến tình trạng cong chân của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, từ cong chân sinh lý có thể dễ bị chân vòng kiềng.
    Trên thực tế, nhiều người vẫn cho rằng, việc bế cắp nách trẻ là nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng, và cho trẻ tập đứng, tập đi rất sớm để “cứng, thẳng chân”. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm và không có tính khoa học. Có nhiều nguyên nhân khiến chân vòng kiềng, trong đó có việc tập đứng, đi quá sớm cho trẻ khi trẻ chưa đến giai đoạn tập đứng chững hoặc đi. Ở mỗi trẻ khác nhau sẽ có thời gian tập đứng, đi khác nhau, không nên nóng vội khi trẻ chưa đến giai đoạn này. Một số nguyên nhân khác có thể gây chân vòng kiềng như yếu tố di truyền, còi xương. Còi xương là một rối loạn phát triển xương thường do thiếu vitamin D, can xi, trẻ bị còi xương thường có những biểu hiện như cẳng chân cong, đau cơ, gan lách to…
    Bác sĩ Phước cho biết, việc nắn chân cho trẻ hoàn toàn không có tác dụng làm thẳng chân trong trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng. Việc nắm bóp chân này chỉ có tác dụng xoa bóp, mát xa làm trẻ dễ chịu hơn. Trong trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng do di truyền cần phải khám để can thiệp điều trị bằng các phương pháp y khoa. Với những trẻ bị chân vòng kiềng do còi xương, thiếu vitamin D hoặc canxi, việc điều trị chỉnh hình sẽ kết hợp với bổ sung các chất trên trong chế độ ăn hàng ngày. Thông thường các trường hợp bị chân vòng kiềng sẽ được can thiệp chỉnh chân khi trẻ trên 5 tuổi,cha mẹ cần đưa con đến các bệnh viện chỉnh hình lớn để được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa và có các xử lý tốt nhất và phù hợp nhất. dưới độ tuổi này nên để trẻ phát triển tự nhiên, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
    Việc phòng tránh chân vòng kiềng cho trẻ có thể được thực hiện khá đơn giản từ khi sinh ra bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, và tắm nắng thường xuyên, cho trẻ để bổ sung vitamin D tự nhiên. Từ tuổi ăn dặm trở đi, trẻ cần được ăn uống đủ chất dinh dưỡng như: rau, quả, sữa, thịt, cá, tôm… hàng ngày vào buổi sáng cho bé tiếp xúc với ánh nắng để hấp thụ vitamin D tránh bị còi xương là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chân vòng kiềng. và tránh để trẻ béo phì vì có thể khiến xương của trẻ phải chịu áp lực lớn, không phát triển tự nhiên. Không cho trẻ tập đi quá sớm so với độ tuổi.

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Tăng Sức Đề Kháng Cho trẻ Dưới 3 Tuổi

Cơ thể của trẻ trong những năm đầu đời có khả năng chống lại bệnh tật rất yếu nếu như cha mẹ không có những biện pháp giúp trẻ tăng sức đề kháng, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Dưới đây là những giải pháp có thể coi là những giải pháp tối ưu cho cha mẹ để giúp bé tăng được sức đề kháng.



Giấc ngủ hợp lý tăng sức đề kháng cho bé

Người lớn thiếu ngủ cơ thể sẽ mệt mỏi uể oải làm việc sẽ không hiệu quả. Và với trẻ em dưới 3 tuổi, giấc ngủ là tối quan trọng. Thiếu ngủ trẻ sẽ dễ bị ốm, do bị giảm các tế bào xung kích tự nhiên có tác dụng tấn công vi khuẩn và các tế bào ung thư. Vì vậy, để tăng sức đề kháng cho bé, phụ huynh cần phải tạo cho trẻ thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc và thời gian ngủ trong ngày cũng cần phải sắp xếp một cách khoa học.
Thông thường, trẻ sơ sinh cần ngủ 18h/ngày. Lớn hơn một chút, trẻ cần ngủ 12 -13h/ngày.


Trái cây và rau giàu vitamin giúp trẻ tăng sức đề kháng

 Sức đề kháng của bé sẽ suy giảm nếu mất cân bằng dinh dưỡng. Các mẹ nên cho bé ăn nhiều các loại rau quả tươi chưa nhiều vitamin A như cà chua, cà rốt ..v..v để bảo vệ niêm mạc đường hô hấp. Vitamin C giúp Tăng đề kháng cho trẻ một cách toàn diện, phục hồi tế bảo bị tổn thương.
Tăng đề kháng cho trẻ

Các thực phẩm chứa tính kiềm tăng đề kháng cho bé

Một số loại trái cây chứa nhiều kiềm như: táo, nho, cà chua, cà rốt..v.v tạo ra một môi trường kiềm trong cơ thể bé, kiềm không có lợi cho virus sinh trưởng và phát triển nên từ đó sẽ bảo vệ bé khỏi các loại bệnh tật, tăng đề kháng cho bé

Tăng đề kháng cho trẻ dưới 3 tuổi

  Thực phẩm chứa kẽm làm tăng sức đề kháng của trẻ


Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn như: Sò, củ cải, Lòng đỏ trứng gà, thịt bò..... 
Chất kẽm có trong các loại thực phẩm trên có tác dụng tổng hợp protein cho cơ thể, giúp tái sinh, phân chia tế bào một cách bình thường, từ đó làm tăng sức đề kháng của trẻ.

Giúp trẻ tăng sức đề kháng

Không nên quá lạm dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh là chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học tổng hợp nhằm giúp hạn chế khắc phục sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn

Việc dùng thuốc kháng sinh thế nào cho hiệu quả là rất quan trọng, không phải lúc nào sử dụng thuốc kháng sinh cũng sẽ là tốt cho cơ thể. Nếu quá lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ dẫn tới việc bị lờn thuốc, sau này cơ thể sẽ không thể tự sinh ra chất kháng lại vi khuẩn đấy nữa, làm suy giảm sức đề kháng

 

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Cho bé chuyển từ cháo sang ăn cơm khi nào?



CHO BÉ CHUYỂN SANG ĂN CƠM KHI NÀO?
Việc trẻ ăn dặm như thế nào để đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung cho trẻ dưỡng chất đầy đủ mà không ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé là câu hỏi của nhiều ông bố bà mẹ hiện nay?

Phần lớn các bà mẹ trẻ thường nuôi con dựa vào kinh nghiệm ông bà trước hướng dẫn. Thông thường khoảng 1 tuổi rưỡi các bé bắt đầu có xu hướng muốn ăn cơm, nhưng do lúc này răng các bé chưa đầy đủ (bé nào nhiều nhất là 16 răng) và dạ dày cũng chưa co bóp tốt nên ngay lập tức các mẹ cho con chuyển sang ăn cơm luôn rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, đau bụng đi ngoài...

Vì vậy cần tập cho bé ăn từ từ, tuy nhiên mọi chuyện không phải dễ vì nhiều trẻ không muốn ăn cháo khi ở độ tuổi này. Giai đoạn đầu, các mẹ có thể nấu cơm nát cùng thức ăn và rau băm nhỏ để trẻ quen dần. Nếu chưa tiêu hóa tốt thì có thể ăn kèm cả bữa cháo cùng. Dần dần khi bé đã quen ăn cơm thì các mẹ chuyển cho bé dần chuyển sang ăn cơm hoàn toàn.
Chúc các mẹ thành công

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Tại sao con gần 2 tuổi vẫn chưa nói được

Vợ chồng tôi 42 tuổi, có một bé trai vừa tròn 23 tháng. Bé hầu như chưa nói được từ nào kể cả kêu ba, mẹ, mặc dù vợ chồng tôi thường xuyên nói chuyện với con.
Vợ chồng tôi là người Hoa nên chỉ nói với bé bằng tiếng Hoa. Bé vẫn hiểu được vợ chồng tôi nói mặc dù không nhiều. Hiện tại bé ở nhà và do mẹ trực tiếp chăm sóc. Vợ chồng tôi dự định sẽ cho bé đi mẫu giáo trong vài ngày tới. Bé hiện cao 95 cm, nặng 19,5 kg, rất hiếu động, không lúc nào ngồi yên trừ những lúc ngồi vào xe và xem TV.
Vợ chồng tôi nhờ chuyên gia tư vấn giúp xem tình trạng hiện tại của bé có phải bị chậm phát triển hay có vấn đề gì về phát âm, cũng như cách khắc phục hoặc điều trị ở đâu. (Tống Lan)
me-tro-chuyen-6377-1407493151.jpg
Ảnh minh họa: Gab.giggle.com.
Trả lời:
Chào bạn,
Với bé 23 tháng tuổi mà chưa nói được từ đơn thì sự phát triển ngôn ngữ của bé đã có thể đánh giá là chậm. Bạn cần đưa bé đến các trung tâm tâm lý và bệnh viện để kiểm tra khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và các vấn đề tâm lý của bé.
Trước hết bạn cần kiểm tra tại bệnh viện để kiểm tra cơ quan thu âm, phát âm và các vấn đề về não bộ và hệ thần kinh của trẻ. Tiếp đó nếu bạn đã loại trừ được các nguyên nhân về phía cơ thể trẻ thì bạn nên đến các trung tâm tâm lý để được các chuyên gia kiểm tra cho bé các vấn đề về mặt tâm lý, mức độ phát triển các kỹ năng của trẻ, mức độ phản ứng, giao tiếp, khả năng phát triển ngôn ngữ hiện tại của bé đang ở mức nào? Dựa trên những thông tin đánh giá về trẻ, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên thích hợp để cải thiện vấn đề ngôn ngữ cho trẻ.
Bên cạnh đó, hiện tại việc bạn thường xuyên giao tiếp với trẻ là rất tốt, vì trẻ đang trong lứa tuổi cần phát triển mạnh mẽ về mặt ngôn ngữ nên việc giao tiếp, trò chuyện thường xuyên với trẻ rất quan trọng. Khi giao tiếp với trẻ bạn cần trao đổi với trẻ nhiều lần bằng từ đơn, sau khi trẻ đã có từ đơn rồi bạn bắt đầu phát triển câu thành từ đôi, từ ba. Bạn không nên nói câu quá dài sẽ làm trẻ khó nắm bắt được từ cần học. 
Bên cạnh việc dạy trẻ nói bạn cũng cần quan tâm dạy trẻ kỹ năng chỉ tay, phản ứng nhìn vào mặt, miệng, mắt người đối diện khi giao tiếp và chơi với trẻ các trò chơi tương tác. Đối với trẻ, trong giai đoạn hiện tại việc kích thích nhu cầu giao tiếp là rất quan trọng vì vậy bạn cần hạn chế tối đa thời gian xem TV, chơi vi tính, điện thoại hay chơi một mình, tích cực chơi cùng trẻ và dẫn trẻ ra môi trường xung quanh để trẻ không chỉ học hỏi từ gia đình mà còn học hỏi được ở những người xung quanh, bạn cùng lứa với trẻ.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Thạc sĩ Tâm lý học Nguyễn Thị Quỳnh

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014


Mất Nước Ở Trẻ: Rất Nguy Hiểm
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị tiêu chảy. Tình trạng này có thể đưa đến mất nước, có thể đặc biệt nguy hiểm cho trẻ rất nhỏ.

Dưới đây là những dấu hiệu trẻ bị mất nước:

- Khô môi và lưỡi.
- Mắt lõm
-Thóp đầu của bé bị hõm
- Da khô, nứt
- Khóc không có nước mắt.
- Không có đi tiểu (ướt tã)trong ít nhất 3 giờ.
- Nếp nhăn xuất hiện ở mắt hoặc ở má.
- Sốt cao.
- Cáu kỉnh không bình thường hoặc là buồn ngủ
- Mệt mỏi và chóng mặt ở trẻ lớn 


 Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa.

Ngăn ngừa việc thiếu nước

Để̉ ngăn việc thiếu nước thì cách tốt nhất là phải bổ sung nước đầy đủ cho trẻ khi trẻ bị sốt hoặc khi trẻ hoạt động thể chất nhiều để bù đắp lại lượng nước đã bị mất đi.

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, khiến bé khó bú thì có thể thông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý và hút dịch nhầy mũi ra. Như vậy bé đã có thể bú lại được, và bạn có thể bổ sung nước cho bé.

Bệnh sốt cũng là một nguyên nhân gây mất nước ở trẻ, và có thể kiểm soát được bằng thuốc hạ sốt.

Do vậy, quan trọng là phải cho trẻ uống đủ nước trong mùa nóng. Nhất là những trẻ thường tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời thì càng phải uống nhiều nước hơn nữa, và trong khi chơi thể thao, trẻ phải uống nước thường xuyên mỗi 20 – 30 phút.

Khát nước không phải là một dấu hiệu sớm cho thấy trẻ bị thiếu nước. Khi trẻ cảm thấy khát tức là chúng đã bị mất nước. Và cơn khát có thể được bỏ qua trước khi lượng nước trong cơ thể được bù đắp. Đó là lý do nên cho trẻ uống nước thường xuyên kể cả khi chúng không khát để đảm bảo đủ nước cho trẻ.

Bổ sung nước

Trẻ bị mất nước bởi tiêu chảy do các bệnh đường ruột nên được bổ sung nước với nước muối sinh lý Oresol
Đối với trẻ sơ sinh: nên cho bú sữa mẹ tiếp tục trong suốt quá trình bổ sung nước với Oresol trừ khi bé bị nôn lập lại. Oresol có thể cho bé uống xen kẽ giữa những lần cho bú mẹ.

Đối với trẻ nhỏ đang ăn dặm thì nên dừng việc ăn dặm trong quá trình bổ sung nước và bắt đầu cho ăn dặm lại khi trẻ không còn các triệu chứng mất nước nữa (thường là tầm vài giờ sau khi quá trình bổ sung nước kết thúc).

Đối với trẻ lớn: nên tránh cho trẻ uống các loại nước sau: Soda, nước ngọt có ga, trà gừng, nước trái cây, nước hầm gà, nước tăng lực…Những loại nước này không được bổ sung đúng lượng đường và muối có thể khiến tình trạng của trẻ trở nên tệ hơn.

Trong trường hợp sau khi cho trẻ uống Oresol hoặc các phương pháp bổ sung nước khác mà không cải thiện được tình hình, cần đưa trẻ đến bác sĩ đển được tư vấn và điều trị kịp thời.

Lưu ý: Sau khi trẻ được bổ sung nước, cho trẻ ăn uống bình thường với nhiều chất tinh bột, thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau quả. Hạn chế các loại thực phẩm béo và nhiều đường.



                                                                                                       Nguồn: Vnmedia.vn