Căn bệnh tự kỉ tăng động khiến các bé không cảm nhận được những đau đớn, nguy hiểm khi vui chơi. Mải chơi, bé có thể trèo tường, leo cổng ra ngoài hay lao đột ngột ra đường giữa dòng xe cộ.
Những đứa trẻ "ở thế giới riêng"
Nhìn những đứa trẻ hồn nhiên, xinh xắn này, không ai nghĩ chúng đang mắc căn bệnh tự kỷ
Khoảnh sân trước khu vực điều trị nội trú của Cơ sở Trợ giúp trẻ em -
Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An - là nơi 4 đứa nhỏ đang chạy qua chạy
lại nhưng lạ là chúng tuyệt nhiên không chơi với nhau.
Để
các cháu có thể hòa nhập cộng đồng, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và
tâm huyết của giáo viên trị liệu cũng như người thân trong gia đình các
cháu.
Chỉ mong con được xếp vô dạng... tật nguyền
Chị Hoàng Thị Hường, giáo viên trị liệu của Cơ sở trợ giúp trẻ em - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An, cho biết: "Hiện tại chưa có tài liệu hay phương pháp điều trị chung nào cho tất cả các bệnh nhân tự kỷ. Tùy thuộc vào mức độ của từng cháu mà chúng tôi có phương pháp điều trị riêng. Nhiều bố mẹ nhận biết về căn bệnh này còn hạn chế hoặc chủ quan hay muốn giấu, không muốn người khác biết bệnh tình của con nên phát hiện bệnh muộn. Khi đó các cháu nhiều tuổi rồi, can thiệp rất khó".
Để chữa trị cho con, nhiều gia đình đã lâm vào cảnh khó khăn, khánh kiệt.
Hơn 1 năm nay ông Nguyễn Huy Đương (Can Lộc, Hà Tĩnh) phải đưa cháu nội
hơn 4 tuổi của mình đi chữa bệnh thay vợ chồng người con trai. Bố mẹ P.
đi lao động mãi trong miền Nam, sau P. còn có một em nhỏ nữa. Khi biết
P. bị bệnh, hai vợ chồng người con trai gửi cháu về cho ông bà còn mình
vẫn phải bám trụ trong đó.
Nhìn những đứa trẻ hồn nhiên, xinh xắn này, không ai nghĩ chúng đang mắc căn bệnh tự kỷ
Thỉnh
thoảng, một vài đứa trẻ lại khóc ré lên. Có vẻ như đã quen với việc này
nên người lớn quanh đó cũng không phải vội vàng chạy đến dỗ dành.
Chị Phan Thị Nghĩa (quê Diễn Yên, Diễn Châu, Nghệ An) cho biết: “Có
dỗ dành cũng không ăn thua, nó khóc một lúc quên đi là tự nín thôi”.
Bé Nam con chị năm nay 5 tuổi. Cháu bị sinh non, nhỏ yếu nên gia đình cũng chiều chuộng, thích gì là đòi bằng được. Bởi vậy khi cháu nghịch phá hay khóc “dai” mọi người cũng không trách mắng gì.
Bé Nam con chị năm nay 5 tuổi. Cháu bị sinh non, nhỏ yếu nên gia đình cũng chiều chuộng, thích gì là đòi bằng được. Bởi vậy khi cháu nghịch phá hay khóc “dai” mọi người cũng không trách mắng gì.
“Có khi đang ở trong nhà, thích là chạy thộc ra đường hay đâm sầm
vào cánh cửa mà không biết sợ hãi hay đau đớn. Bảo anh chị trông em mà
hôm nào tôi đi làm về cũng thấy cháu bầm tím khắp người. Mãi sau này khi
cháu 4 tuổi, qua nhiều kênh thông tin mới biết cháu nó bị bệnh tự kỷ”,
chị Nghĩa cho hay.
Chị H. (quê thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) cũng cùng cảnh ngộ với chị Nghĩa.
Chị H. (quê thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) cũng cùng cảnh ngộ với chị Nghĩa.
Bé T. con chị nổi tiếng nghịch ngọm và không biết sợ là gì. Chị H.
rầu rĩ: “Đưa cháu đi gửi trẻ thì được vài ba hôm là bị trả về. Nếu không
xé hết tranh ảnh trên tường nhà trẻ thì cháu cũng cắn bạn, đánh bạn hay
trèo tường, trèo cổng ra đường chơi. Các bố mẹ khác không dám gửi con
cùng lớp của cháu”.
Đến 18 tháng tuổi, thấy cháu không nói năng gì, gọi cũng không
thưa, không quay lại, có khi ngồi hàng giờ nhìn chăm chăm vào một chỗ
hay chỉ chơi một mình, gia đình đưa đi kiểm tra mới T. bị tự kỷ.
Chỉ mong con được xếp vô dạng... tật nguyền
Chị Hoàng Thị Hường, giáo viên trị liệu của Cơ sở trợ giúp trẻ em - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An, cho biết: "Hiện tại chưa có tài liệu hay phương pháp điều trị chung nào cho tất cả các bệnh nhân tự kỷ. Tùy thuộc vào mức độ của từng cháu mà chúng tôi có phương pháp điều trị riêng. Nhiều bố mẹ nhận biết về căn bệnh này còn hạn chế hoặc chủ quan hay muốn giấu, không muốn người khác biết bệnh tình của con nên phát hiện bệnh muộn. Khi đó các cháu nhiều tuổi rồi, can thiệp rất khó".
Theo
chị Hường, để việc điều trị có kết quả tốt, các cháu có thể hòa nhập
với đời sống xã hội hay ít nhất là tự chăm sóc được bản thân mình thì
đòi hỏi phải có sự kiên trì, phối hợp giữa giáo viên trị liệu, gia đình
cùng với đó là môi trường giáo dục đặc biệt. Độ tuổi thích hợp nhất để
can thiệp, giúp các cháu sớm hòa nhập cộng đồng là từ 2-3 tuổi. "Không
tính chi phí đi lại, ăn ở hay việc bố mẹ phải bỏ công việc để đi chữa
trị cho con thì chi phí cho mỗi tháng điều trị tự kỷ tại các trung tâm,
các bệnh viện có uy tín cũng mất 5-6 triệu đồng, có nơi đến cả chục
triệu đồng một tháng.
Chi phí điều trị tốn kém nhưng hiện nay các nhà khoa học chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân tự kỷ nào khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh tự kỷ chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu vẫn phải sử dụng liệu pháp tâm lý bằng các hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ ghi nhớ. Nếu tự kỷ ở dạng nhẹ thì cũng mất đến 3-4 tháng trời mới có thể nhìn thấy được sự thay đổi còn hầu như phải mất đến hàng năm trời điều trị trẻ mới có thể hòa nhập được cộng đồng", chị Hường cho biết thêm.
Chi phí điều trị tốn kém nhưng hiện nay các nhà khoa học chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân tự kỷ nào khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh tự kỷ chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu vẫn phải sử dụng liệu pháp tâm lý bằng các hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ ghi nhớ. Nếu tự kỷ ở dạng nhẹ thì cũng mất đến 3-4 tháng trời mới có thể nhìn thấy được sự thay đổi còn hầu như phải mất đến hàng năm trời điều trị trẻ mới có thể hòa nhập được cộng đồng", chị Hường cho biết thêm.
Vợ
chồng chị Nghĩa sống bằng nghề nông, thu nhập cũng chỉ ở mức đủ sống.
Trong khi đó, bệnh tình của bé Nam lại phải điều trị lâu dài. “Không nói
đến chi phí chữa bệnh thì cũng mất một người đi theo con tới bệnh viện.
Hai mẹ con dời hẳn từ Diễn Châu vào Cơ sở trợ giúp trẻ em - Qũy Bảo trợ
trẻ em tỉnh Nghệ An để ở. Tiền phòng phía Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh hỗ
trợ nhưng chi phí ăn uống, đi lại, chữa trị cũng không phải là ít. Trung
bình mỗi tháng hai mẹ con cũng ngót nghét 4 triệu bạc trong khi chỉ
mình chồng đi làm nên cứ phải giật gấu vá vai mới đủ”, chị Nghĩa cho
biết.
“Tự kỷ là một dạng rối loạn
phát triển xuất hiện
ngay từ những năm đầu đời, thể hiện
trên 3 mặt: khiếm khuyết về chất lượng giao tiếp - tương
tác xã hội và có những hành vi kỳ quặc.
Trong đó, trẻ em là đối tượng bị mắc bệnh này nhiều nhất.
Các nghiên cứu gần đây
cho thấy cứ 10 ngàn người thì có 12 người mắc chứng tự kỷ và cứ 88 trẻ thì
có 1 trẻ mắc chứng rối loạn
phát triển có nét tự kỷ, số lượng trẻ nam mắc gấp 3 lần số trẻ nữ. |
Vậy
là một ông một cháu, đầu tuần bắt xe buýt từ Hà Tĩnh sang Nghệ An, cuối
tuần lại bắt xe buýt từ Nghệ An về Hà Tĩnh. Hai ông cháu phải tự lo lấy
cơm nước hoặc nếu không thì góp gạo, tiền nhờ các mẹ có con đang chữa
bệnh ở đây nấu chung.
"Lương hưu của tôi được 4 triệu đồng một tháng là đổ hết vô cho thằng P. chữa bệnh. Bố mẹ nó chỉ làm đủ ăn với lo cho đứa con nhỏ, chẳng dư giả được bao nhiêu mà chi phí chữa trị cho thằng P. tốn kém lắm. Bác sỹ bảo phải điều trị lâu dài, may ra cháu nó mới bình thường được, còn nếu không thì...", ông lão bỏ lửng câu nói ở đó, nhìn đứa cháu nội đang chơi vô tư lự bên cầu trượt rồi cố nén tiếng thở dài.
Lao tâm khổ tứ, đầu tư công sức, tiền của mong con phát triển bình thường như những đứa trẻ khác bởi vậy một chút thay đổi nhỏ của con cũng khiến họ sung sướng trào nước mắt. Đơn giản như mẹ gọi, bé biết quay lại, biết gọi mẹ, gọi bố hay khi "ăn vạ", mẹ nghiêm mặt lại đã biết sợ... những cái bình thường của các đứa trẻ khác nhưng đối với trẻ tự kỷ đó là cả một thành tích lớn lao của cả mẹ lẫn con.
Cả cô giáo, cả phụ huynh phải kiên trì, nhẫn nại với ngay chính bản thân mình để mong có sự thay đổi tích cực của các bé. Thế nhưng, nghĩ đến chặng đường phía trước còn quá dài, nhiều ông bố bà mẹ không khỏi cảm thấy đuối sức.
"Căn
bệnh này nếu điều trị khi đã hơn 4 tuổi thì hi vọng gần như không còn
nhiều. Nghĩa là các cháu phải sống với thế giới riêng của mình và "chết
dần chết mòn" với căn bệnh không gây đau đớn này. Nhiều gia đình đã bắt
đầu lâm vào cảnh cùng kiệt nhưng còn nước thì còn tát, chỉ mong Nhà nước
xếp các cháu vào một dạng tàn tật nào đấy để có chế độ hỗ trợ cụ thể
cho các cháu", ông Nguyễn Huy Đương kiến nghị.
"Lương hưu của tôi được 4 triệu đồng một tháng là đổ hết vô cho thằng P. chữa bệnh. Bố mẹ nó chỉ làm đủ ăn với lo cho đứa con nhỏ, chẳng dư giả được bao nhiêu mà chi phí chữa trị cho thằng P. tốn kém lắm. Bác sỹ bảo phải điều trị lâu dài, may ra cháu nó mới bình thường được, còn nếu không thì...", ông lão bỏ lửng câu nói ở đó, nhìn đứa cháu nội đang chơi vô tư lự bên cầu trượt rồi cố nén tiếng thở dài.
Những
bà mẹ có con đang điều trị tại Cơ sở trợ giúp trẻ em - Quỹ Bảo trợ trẻ
em tỉnh Nghệ An phải bỏ hết công việc, theo con hàng tháng trời chỉ với
một mong muốn duy nhất là con mình có những cảm xúc bình thường như
những đứa trẻ khác.
Lao tâm khổ tứ, đầu tư công sức, tiền của mong con phát triển bình thường như những đứa trẻ khác bởi vậy một chút thay đổi nhỏ của con cũng khiến họ sung sướng trào nước mắt. Đơn giản như mẹ gọi, bé biết quay lại, biết gọi mẹ, gọi bố hay khi "ăn vạ", mẹ nghiêm mặt lại đã biết sợ... những cái bình thường của các đứa trẻ khác nhưng đối với trẻ tự kỷ đó là cả một thành tích lớn lao của cả mẹ lẫn con.
Cả cô giáo, cả phụ huynh phải kiên trì, nhẫn nại với ngay chính bản thân mình để mong có sự thay đổi tích cực của các bé. Thế nhưng, nghĩ đến chặng đường phía trước còn quá dài, nhiều ông bố bà mẹ không khỏi cảm thấy đuối sức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét