Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

9 thực phẩm con càng ăn càng thông minh

Trứng, cá, quả táo… là những loại thực phẩm giúp phát triển trí não trẻ cực hiệu quả. Dưới đây là 9 loại thực phẩm đã được chứng minh rất tốt cho sự phát triển não bộ mà các mẹ nên bổ sung cho con
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta có câu “Có thực mới vực được đạo”. Ngoài tính di truyền (vốn có tỷ lệ không cao), sự phát triển trí não của trẻ phụ thuộc rất lớn vào nguồn dưỡng chất từ thực phẩm mà cơ thể được cung cấp. Dưới đây là 9 loại thực phẩm đã được chứng minh rất tốt cho sự phát triển não bộ mà các mẹ nên bổ sung cho con trước thềm năm học mới.
1. Trứng
Trứng chứa rất nhiều dưỡng chất như choline, Omega-3, kẽm, lutein, trong đó quan trọng nhất là axetylcholin, chất dẫn truyền thần kinh quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của não bộ. Do đó, ăn trứng không chỉ giúp tăng cường trí nhớ mà còn giúp con cải thiện độ tập trung.
Các mẹ có thể cho con ăn bánh mỳ kẹp trứng ốp lát vào mỗi buổi sáng hoặc cuối buổi chiều. Chế độ ăn kết hợp protein – carbohydrate này có thể giúp con đủ no đến bữa ăn tiếp theo mà không cần dùng đến đường hay các loại thức ăn nhanh.
Trứng không chỉ giúp tăng cường trí nhớ mà còn giúp cải thiện độ tập trung của con (Ảnh minh họa)
2. Cá

Chất béo tự nhiên trong cá được coi là nguồn cung cấp vitamin D và Omega-3 tuyệt vời. Những chất này chính là vũ khí giúp con chống lại tình trạng kém tập trung và suy giảm nhận thức. Các loại cá mẹ nên cho con ăn gồm có cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi và các loại cá tương tự.
Mỗi tuần mẹ nên cho con ăn ít nhất 2 bữa cá, có thể là cá nướng bỏ lò hoặc luộc. Khi chế biến, các mẹ nên lưu ý vì những lợi ích sức khỏe mà cá mang lại có thể sẽ mất đi nếu cá được rán quá kỹ. Ngoài ra, các mẹ có thể bổ sung Omega-3 cho con bằng cách cho con uống dầu cá. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đều nhận định rằng hấp thu Omega-3 từ việc ăn cá vẫn tốt hơn từ việc uống các viên dầu cá bổ sung.
3. Thịt “sạch”

Thịt là nguồn thực phẩm không thể thiếu cho sự phát triển cả về thể chất và trí não của con. Tuy nhiên, thịt động vật được nuôi bằng chất kích thích chính là một trong những nguyên nhân chính gây hội chứng“sương mù não”, một triệu chứng rối loạn tâm thần, ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ rõ ràng cũng như trí nhớ của con. Do đó, khi mua thịt, các mẹ nên chọn mua ở những quán quen, tránh mua những loại thịt có chất bảo quản, chất tạo màu và các thành phần có hại khác.
4. Các loại rau củ có màu sáng đậm
Rau củ là nguồn thực phẩm giàu vitamin C và chất chống oxi hóa, không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp bảo vệ não bộ khỏi những gốc tự do, vốn là kẻ thù của não bộ. Do đó, đây là loại thực phẩm cần thiết mẹ nên cho con ăn hàng ngày.
Khi mua, các mẹ nên chọn những loại thực phẩm có màu sáng đậm như các màu xanh, đỏ, cam, bởi đó là những loại rau củ có nhiều dưỡng chất nhất. Bông cải xanh, súp lơ, cải bắp, giá đỗ, khoai lang, cà rốt… là những loại rau rau củ các mẹ nên cho con ăn thường xuyên.
Khi mua rau củ, các mẹ nên chọn những loại có màu sáng đậm (Ảnh minh họa)
5. Các loại hạt

Chứa rất nhiều protein, axit béo, vitamin và khoáng chất cần thiết, các loại hạt như lạc, hướng dương, bí ngô, vừng, hạnh nhân…không chỉ giúp “bôi trơn” các cơ quan thuộc hệ tuần hoàn mà còn có tác dụng làm dịu não bộ của con bởi những loại hạt này chứa Tryptophan, chất có tác dụng tạo sự thoải mái và thư giãn cho cả cơ thể. Đối với những loại hạt này, các mẹ có thể cho con ăn trực tiếp, trộn với salad hoặc làm lạc vừng.
6. Bột yến mạch
Bột yến mạch là loại thực phẩm giàu glucose, nguồn năng lượng chính của não bộ. Nguồn glucose có trong bột yến mạch thường được cơ thể bẻ gãy rất chậm, do đó nguồn năng lượng cung cấp cho não được duy trì lâu.
Thêm vào đó, protein và chất xơ có trong bột yến mạch còn giúp lưu thông các mạch máu não, giúp não hoạt động tốt hơn. Do đó, để chuẩn bị tốt cho năm học mới, các mẹ nên sớm bổ sung bột yến mạch vào chế độ ăn của con.
7. Quả việt quất, bơ, táo, mận
Việt quất (blueberry) và bơ là hai loại quả được các nhà khoa học chứng minh có khả năng bảo vệ não bộ khỏi tình trạng căng thẳng và bệnh tăng huyết áp. Trong đó, bệnh tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây suy giảm nhận thức.
Đối với trái việt quất, các mẹ có thể cho con ăn tươi, để lạnh hoặc sấy khô. Còn đối với trái bơ, bởi loại quả này chứa lượng calo khá cao nên các mẹ chỉ nên cho con ăn ¼ – ½ quả mỗi ngày. Với loại quả này, có lẽ xay sinh tố là cách chế biến dễ dàng và tiện lợi nhất.
Ngoài ra, táo hoặc mận là những loại hoa quả có nhiều chất chống oxi hóa mà mẹ có thể bổ sung cho con. Tuy nhiên, đối với những loại quả này, dưỡng chất thường nằm ở vỏ, do đó các mẹ không nên gọt vỏ mà nên chọn những cửa hàng bán hoa quả có uy tín và rửa sạch trước khi cho con ăn.
8. Sô-cô-la đen
Thành phần có trong sô-cô-la đen tác dụng tích cực lên não bộ có thể kể đến như chất chống oxi hóa, chất kích thích (caffeine) giúp tăng cường sự tập trung. Ngoài ra, sô-cô-la đen còn giúp kích thích cơ thể sản xuất endorphin, một chất giúp giải tỏa căng thẳng. 2-3 gam sô-cô-la đen mỗi ngày là lượng phù hợp các mẹ có thể cung cấp cho con.
2-3 gam sô-cô-la đen mỗi ngày sẽ giúp con tỉnh táo và giải tỏa căng thẳng.
9. Nước
Tất cả tế bào trong cơ thể đều cần đến nước để phát triển và tế bào não cũng không ngoại lệ. Trên thực tế, khoảng ¾ thể tích não là nước. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng khi kiểm tra về sức mạnh của não bộ, những trẻ được cung cấp đầy đủ nước đạt kết quả cao hơn những trẻ bị thiếu nước.
Lượng nước trẻ uống mỗi ngày (ml) được tính = 1000 ml + n x 50 (n = số kg của trẻ – 10 đơn vị). Ví dụ trẻ nặng 13 kg cần: 1000 ml + (3 x 50ml) = 1150 ml, nếu trẻ uống 500ml sữa/ ngày, lượng nước cần bổ sung là: 1150 – 500 = 650 ml. Nói chung trẻ từ 10 tuổi trở lên lượng nước uống gần bằng người lớn: 2 – 2,5l/ngày.
Chỉ còn khoảng một tháng nữa thôi, các con sẽ bước vào năm học mới. Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây các mẹ sẽ giúp con có được sự chuẩn bị tốt nhất về mặt dinh dưỡng trước thềm năm học mới. Chúc các con một năm học đạt được thật nhiều điểm 10.

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Dấu hiệu cho thấy bạn đang làm hư con

Ranh giới giữa yêu thương và nuông chiều con rất mong manh, vì thế nếu không để ý, bố mẹ sẽ rất dễ làm hư các con, biến chúng thành những đứa trẻ vòi vĩnh và phụ thuộc.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn có thể làm đang làm hư con mình.
Bạn không bao giờ nói “không”

Một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đang nuông chiều con quá mức là con bạn không bao giờ phải một lời từ chối nào từ bố mẹ. Việc bạn luôn để con thỏa mãn với mọi “yêu sách” con đề ra chính là tín hiệu bạn muốn gửi cho con rằng: “Con là vua và mọi người phải phục vụ con”, điều đó thực sự nguy hiểm và bạn cần suy nghĩ thực sự nghiêm túc để học cách nói “Không” đúng lúc, đúng chỗ với con.
Chi tiền quá khả năng
Tất nhiên bạn luôn muốn con có một lễ Giáng sinh tuyệt vời hay một ngày sinh nhật thật ý nghĩa, nhưng có những cách thực hiện tiết kiệm và thông minh hơn là chi tiêu quá nhiều tiền mặt. Nếu bạn đổ dồn tiền bạc để tổ chức và mua quà cáp mỗi khi con đòi hỏi thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc con sẽ dần hình thành suy nghĩ tệ hại rằng “Chỉ cần tiền là có được mọi thứ và bố mẹ mình có rất nhiều tiền”.
“Tuân lệnh” con
Bạn nghe theo và nhượng bộ con chỉ để không phải nghe thấy tiếng khóc hay những lời tranh cãi? Tuy nhiên, chính việc làm đó lại khiến cuộc sống của bạn bế tắc hơn cũng như làm hư hỏng chính con em mình.

Nhượng bộ và đáp ứng mỗi lần con vòi vĩnh là một cách dạy con sai lầm. Đó không phải là một bài học tốt để con học hỏi mà còn khiến bạn phải tốn kém vì phải chi tiền đáp ứng mọi đòi hỏi của con.
Điều bạn nên làm là dạy con biết cách nghe lời và các bé sẽ nhận được những gì mình muốn. Hãy nghĩ việc này như một cuộc chơi dài - có thể khó khăn lúc đầu, nhưng bạn sẽ được đền bù xứng đáng sau này.
Mua cho con quá nhiều đồ chơi
Con bạn đang có bao nhiêu nhiều đồ chơi? Có bao nhiêu món đồ mà con không động đến để chơi? Đã đến lúc loại bỏ một số đồ mà bé không hay chơi và tặng cho các nhóm từ thiện, cũng như hạn chế mua bất cứ đồ chơi mới nào cho con.
Con không bao giờ hài lòng
Cuối cùng, nếu con bạn không bao giờ hài lòng với những gì bé có, cho dù đó là đồ chơi, các máy chơi điện tử hiện đại hoặc các chuyến đi nghỉ mát đi nữa, hẳn bạn đã nuông chiều con thái quá. Những gì con thực sự cần ở bạn là sự quan tâm, chứ không phải tiền của bạn. Hãy dành nhiều thời gian hơn bên con để con có thể thực sự được hạnh phúc và tận hưởng cuộc sống.

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Traly Iron – Bổ sung sắt cho trẻ em


Sắt là một chất cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng đối với trẻ em sắt vô cùng quan trọng, vì trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất do nhu cầu tăng cao. Thiếu sắt khiến cho trẻ da xanh niêm mạc nhợt,  móng tay móng chân nhợt nhạt, móng tay dễ gây biến dạng, tóc khô cứng dễ gãy, trẻ thiếu máu thường biếng ăn chậm lớn, còi cọc, táo bón, ăn hay nôn trớ.
Nguyên nhân gây thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em: Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố (Hb) trong một đơn vị thể tích máu. Theo tổ chức Y Tế thế giới thì được coi là thiếu máu khi Hb dưới 110g/lít ở trẻ em 6 tháng đến 6 tuổi, và dưới 120g/ lít với trẻ em 7 đến 14 tuổi.
Thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân trong đó thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất ở trẻ em, thiếu máu dinh dưỡng có thể do thiếu sắt, vitamin B12, đồng, acide Folic… trong đó thiếu sắt là chủ yếu.
Các nguyên nhân gây thiếu sắt là:
-         Chế độ ăn thiếu cung cấp sắt: thiếu sữa mẹ, ăn dặmkhông đủ thành phần, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, sinh đôi.
-         Do hấp thụ sắt kém: ỉa chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột ( nhiễm giun đũa, giun móc...)
-         Do nhu cầu tăng: như mắc các bệnh nhiễm trùng.
Những dấu hiệu thể hiện thiếu máu thiếu săt:
-         Da niêm mạc nhợt từ từ, lòng bàn tay nhợt
-         Trẻ mệt mỏi, ít hoạt động, ăn kém, lên cân chậm.
-         Xét nghiệm: Huyết sắc tố giảm, sắt huyết thanh giảm.
Các bà mẹ phải làm gì khi nghĩ con mình bị thiếu máu dinh dưỡng:
-         Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như gan, tim, bầu dục, trứng, thịt, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng, rau xanh đậm, quả chín.
-         Cho trẻ ăn bổ sung đúng tuổi, đủ thành phần các chất dinh dưỡng. Trong thực đơn hàng ngày tăng cường những thức phẩm giàu sắt cho trẻ như đã mô tả ở trên.
-         Tăng cường ăn các loại quả chín và rau chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, chuối đu đủ, rau ngót, rau muống để hỗ trợ hấp thu chất sắt.
-         Trẻ nhỏ nếu không bú sữa mẹ, nên chọn lựa những sữa công thức có bổ sung chất sắt. Khi trẻ đã có thiếu máu, chế độ ăn chỉ có tính chất hỗ trợ bên cạnh đó phải cho trẻ uống các chế phẩm có bổ sung chất sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Sản phẩm Traly Iron với hàm lượng Sắt – dạng iron (III) hydroxide polymaltose complex – 50mg, lysine – 50 mg, Taurin – 5 mg, Vitamin B12: mcg, Vitamin b1: 0,5mg; Vitamin b2: 0,5mg, giúp bổ sung sắt, vitamin và các acid amin giúp phòng ngừa và hỗ trợ các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt. Đối với trẻ em trên 2 tuổi bị thiếu sắt có thể dùng 1 ống uống Traly Iron 1 ngày. Hộp Traly Iron được đóng 3 vỉ x 5 ống uống tiện sử dụng và bảo quản.

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Đau đầu với chứng biếng ăn ở trẻ?

Bạn thấy bực mình, lo lắng vì con mình không chịu ăn dù có dỗ dành hay la mắng? Hãy bình tĩnh để tìm hiểu về chứng biếng ăn và giải pháp cho con mình.
1. Biếng ăn là gì?
Biếng ăn là hiện tượng trẻ ăn ít hơn bình thường, ăn thức ăn chọn lọc, chỉ ăn vài loại thức ăn, có trẻ sợ ăn, từ chối hay nôn oẹ khi nhìn thấy thức ăn, bữa ăn kéo quá dài (trên 30’ thậm chí hàng tiếng) do trẻ không chịu nuốt thức ăn hoặc bỏ ăn do nhiều nguyên nhân gây ra.
2. Lưu ý để phòng ngừa và khắc phục chứng biếng ăn


- Tập cho bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau từ giai đoạn ăn dặm (lúc 5-7 tháng tuổi). Lúc này, vị giác chưa phát triển nên trẻ dễ dàng tiếp nhận các loại thức ăn có mùi vị khác nhau, tạo thành thói quen ăn uống đa dạng khi lớn.
- Không bao giờ cho thuốc vào thức ăn như sữa, nước trái cây, chuối… làm trẻ sợ và luôn cảnh giác với thức ăn.
-  Không cần thiết canh quá kỹ từng bữa ăn, từng muỗng bột, vài chục ml sữa… Có lúc trẻ ăn ít một chút rồi sau đó sẽ ăn bù.
-  Làm cho bé thích thú với thức ăn bằng câu chuyện ngộ nghĩnh về thực phẩm, màu sắc xanh đỏ của rau, cà rốt… Thức ăn có mùi vị hấp dẫn và được thay đổi sẽ giúp bé ham ăn hơn.
-  Bạn đừng quá cứng nhắc đặt bé vào ghế ăn, khăn yếm quá chỉnh tề. Hãy cho bé ngồi thoải mái nơi ưa thích. Để bé được tự xúc cùng mẹ dù còn vụng về, đổ tháo. Nhiều khi bé thích bốc, nhón thức ăn... Vì như vậy thú vị hơn ngồi há miệng để mẹ đút. Chén đĩa, ly tách, muỗng... Có hình thù ngộ nghĩnh sẽ làm cho bữa ăn của bé thật sự trở thành một cuộc vui. Bạn hãy nhớ, ở tuổi này bé không chỉ ăn mà còn bận rộn khám phá cả thế giới.
- Lớn lên một chút, bé thích được hỏi mình muốn ăn gì. Bé có thể tham gia đi lựa mua thức ăn cùng mẹ và “phụ” nhặt rau, rửa cà… Chắc chắn các món có sự tham gia của bé sẽ làm bé cảm thấy ngon hơn.
- Đừng dùng thức ăn vào các mục đích khác như trừng phạt hay khen thưởng, lâu ngày sẽ dẫn đến các rối loạn hành vi ăn uống. Trẻ dễ có khuynh hướng dùng việc ăn uống để phản đối hay gây sức ép lại cha mẹ khi chúng gặp khó khăn.
- Không cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn chính trong vòng 1, 5 đến 2 giờ, làm bé “ngang dạ” khi vào bữa ăn.
- Có những giai đoạn bé ham thích và ăn liên tục một loại thức ăn nào đó như trứng hay cả nải chuối mỗi ngày. Hãy để bé ăn thỏa thích, bé sẽ trở lại ăn uống bình thường sau vài ngày hoặc vài tuần.
- Có những giai đoạn biếng ăn sinh lý, thường trùng với lúc trẻ học thêm các kỹ năng mới.Đừng ép uổng quá đáng làm bé biếng ăn thực sự. Các thời điểm biếng ăn sinh lý thường gặp lúc trẻ 7-9 tháng; 2-3 tuổi; 5-6 tuổi.
3.Giải quyết tình trạng biếng ăn ở trẻ:
 
Công ty TNHH thương mại dược phẩm Trang Ly với nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các sản phẩm cốm bổ cho trẻ em, nhằm khắc phục tình trạng biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng… Hiện nay công ty đã sản xuất thành công và đưa ra thị trường sản phẩm cốm cho trẻ em Traly Zin để bổ sung kẽm, lysine, vitamin B1, B2, B6,...Traly Zin giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, phát triển chiều cao tối ưu,tăng cân nhanh ở trẻ suy dinh dưỡng  và tăng cường hệ miễn dịch, công thức có hàm lượng kẽm cao dạng kết hợp nên hấp thu tốt.
Traly Zin dạng cốm sử dụng rất đơn giản, có thể cho trẻ ăn trực tiếp hay pha với sữa, nước hoặc thức ăn. Sản phẩm đạt danh hiệu: “Top 100 SP và dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em năm 2013” do người tiêu dùng bình chọn.
Thông tin chi tiết sản phẩm xem tại: http://tranglypharma.com/san-pham-danh-cho-tre/traly-zin

Bé ăn nhiều nhưng chậm tăng cân – Nguyên nhân và Giải pháp


“Tôi rất băn khoăn vì sao con tôi trộm vía ăn uống tốt mà rất chậm tăng cân, nhìn chung bé tự ăn mà mẹ không phải ép và ăn uống rất nhanh”. Đây là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục cho vấn đề này.
Con ăn nhiều, vì sao chậm lên cân ???
Có một số nguyên nhân thường gặp khiến con ăn nhiều mà vẫn không lên cân như:
1. Bé ăn nhiều nhưng không đúng cách

Trong khi 1g chất bột đường, chất đạm cho 4Kcal thì 1g chất béo cho đến 9Kcal. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, loại chất béo tốt nhất cho trẻ là các loại tinh dầu luyện làm từ đậu nành, phộng, mè… cho trực tiếp vào bột/cháo đang nóng của con. Khi trẻ lớn, vẫn có thể sử dụng dầu tinh luyện cho vào thức ăn.
Bé trên 6 tháng tuổi nhưng chỉ bú mẹ hoặc uống sữa không ăn thêm thức ăn khác sẽ gây thiếu chất cho bé.
Bé ăn nhiều nhưng chủ yếu là thức ăn vặt hoặc trái cây, thiếu chất béo hoặc tinh bột trong bữa ăn của trẻ cũng khiến con chậm tăng cân. Rau, củ, quả dùng để nấu cháo/bột cho bé sẽ cung cấp ít năng lượng hơn dùng gạo nấu cho bé.
2. Bé ăn nhiều nhưng kém tiêu hóa, hấp thu

Theo các bác sỹ khuyến cáo, tình trạng này thường xảy ra ở trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa do thường xuyên sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản…), do chế độ dinh dưỡng không hợp lý,….
Hệ vi khuẩn có lợi cho cơ thể thường trú trong ruột bị kháng sinh tiêu diệt dẫn đến biếng ăn, kém tiêu hóa, kém hấp thu. Việc bổ sung men vi sinh bằng cách cho trẻ ăn sữa chua, hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng, các dược phẩm có chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột sẽ giúp bé dễ hấp thu dinh dưỡng để tăng cân tốt hơn.

Bé bị nhiễm giun, sán cũng dẫn đến trẻ ăn nhiều nhưng chậm lớn: Vì bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột này chia bớt lượng thức ăn ăn vào. Bố mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần.
Nhu cầu tiêu hao năng lượng cho chuyển hóa cơ bản và cho nhu cầu tăng trưởng cao hơn bình thường: Ở một số bé, nhu cầu này của bé cao hơn bình thường, bé sẽ cần nhiều hơn năng lượng nạp vào và có thể vẫn chưa đủ. Vì vậy, bé ăn nhiều nhưng vẫn chậm chậm lên cân.
3. Biện pháp giúp bé tăng cân và cao lớn
Chế độ dinh dưỡng đúng cách
Điều quan trọng nhất là bố mẹ nên cho con ăn dặm đúng tuổi (từ khi con được 4 – 6 tháng tuổi)
Khi bé được 1 tuổi, sữa mẹ không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé mà cần nhiều hơn thế. Vì vậy, bên cạnh việc cho bé bú sữa mẹ thì cần bổ sung các dinh dưỡng khác theo tiêu chuẩn hợp lý.
Khi bé đến tuổi ăn dặm, bạn nên nấu bột/cháo của bé đặc thêm một chút.
Trong các bữa ăn hàng ngày của con, cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm và chú ý trong mỗi bữa ăn đều có đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau). Chú ý đến lượng thực phẩm cần dùng cho trẻ trong mỗi bữa ăn.
Tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của bé: Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
Các món ăn vặt chỉ nên ăn ngay sau bữa ăn chính hoặc bữa phụ xem như bổ sung, không cho trẻ ăn giữa hai bữa ăn sẽ gây hiện tượng ngang dạ.
Tăng bữa ăn hàng ngày: Bạn có thể cho bé ăng ngày ăn 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho bé ăn thêm bữa tối trước khi ngủ.

Cần cho bé uống đủ sữa mỗi ngày cả về lượng và chất
Nhu cầu uống sữa ở mỗi bé là khác nhau nhưng vẫn có một số hướng dẫn chung cho lượng sữa mà bé có thể uống hàng ngày. Chẳng hạn, bé sơ sinh có thể uống 30-90ml sữa sau mỗi vài tiếng đồng hồ. Bé 2 tháng tuổi có thể tăng lên 120-150ml sữa sau mỗi 3-4 tiếng. Tại 4 tháng tuổi, bé có thể uống 120-180ml sữa ở một cữ bú.
Với trẻ lớn hơn, nhu cầu sữa sẽ thay đổi khi có nhiều nguồn dinh dưỡng khác bổ sung.
Để bé tăng cân và cao lớn nhanh, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày, cần phải giúp bé hấp thu hết các dưỡng chất từ thực phẩm.
 
Traly Grow bổ sung B1 và Lysine hàm lượng cao giúp trẻ ăn ngon miệng, hết biếng ăn, đồng thời bổ sung cao men bia tươi (chứa 21 loại acid amin cùng các vi lượng như Zn, Mn…) và một số vitamin nhóm B, DHA giúp tăng hấp thu tối đa dưỡng chất, phục hồi sức khỏe, hỗ trợ cơ thể phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ.
Sản phẩm ở dạng siro thơm ngon dễ uống cho trẻ. Thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng xem tại: http://tranglypharma.com/san-pham-danh-cho-tre/traly-grow