Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ

BS. Phạm Doãn Bạch Mai cho biết, tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng bất thường và đi trên 3 lần/24 giờ (quan trọng là tính chất lỏng của phân, nếu đi ngoài nhiều lần phân bình thường hoặc trẻ bú mẹ hoàn toàn đi ngoài nhiều lần phân lỏng sệt cũng không phải là tiêu chảy).
Vì sao trẻ bị tiêu chảy cấp?
Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày.
Tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong cho trẻ em sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Trong đó 80% tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân chính gây tử vong là mất nước, điện giải, sau đó là suy dinh dưỡng.


Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em
- Virus: Rota virus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe doạ tính mạng trẻ dưới 2 tuổi. Các virus khác: Adeno virus, Norwalk virus
- Vi khuẩn: Escherichia Coli (E.Coli), lỵ trực trùng (Shigella), Campylobacter Jejuni, Salmonella không gây thương hàn, vi khuẩn tả. Trong đó lỵ trực trùng và tả có thể gây dịch lớn.
- Ký sinh trùng: Amip, đơn bào
Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng gây tiêu chảy cấp đó là dị ứng thức ăn, dùng kháng sinh…
Hậu quả của tiêu chảy cấp
-  Mất nước, mất natri.
- Thở mạnh, sâu, môi đỏ.
- Thiếu Kali: Trướng bụng, liệt ruột cơ năng, rối loạn nhịp tim.
Triệu chứng khi bị tiêu chảy cấp
- Tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân lỏng đi nhiều lần, mùi chua, phân có thể có nhầy.Trường hợp lỵ thì phân nước có lẫn máu và nhầy mũi.
- Nôn: Thường xuất hiện đầu tiên trong tiêu chảy do rota virus, tụ cầu.
Chẩn đoán mức độ mất nước: Rất quan trọng để quyết định xử trí
Cách điều trị tại nhà
Cho trẻ uống thêm dịch ( càng nhiều càng tốt nếu trẻ muốn)
- Cho bú nhiều hơn và lâu hơn, nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì cho uống Oresol sau bú. Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn cho uống thêm 1 hay nhiều loại dịch như Oresol, súp, nước cơm, nước cháo hoặc nước sạch. Uống từng ngụm nhỏ bằng thìa, nếu trẻ nôn thì ngừng 10 phút rồi cho uống lại nhưng chậm hơn.
- Cho trẻ uống tuỳ theo trẻ muốn cho tới khi ngừng tiêu chảy.
- Cách pha ORS: Pha đúng tỷ lệ và sử dụng trong vòng 24h.
Tiếp tục cho trẻ ăn để phòng suy dinh dưỡng
- Khẩu phần hàng ngày nên tiếp tục và tăng dần lên, đảm bảo ăn chín, hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng. Tiếp tục cho bú tích cực nếu trẻ còn bú mẹ.
- Thực phẩm nên nghiền nhỏ, ăn thành nhiều bữa để dễ hấp thu. Nên ăn thịt, cá, trứng, các thực phẩm giàu kali như chuối, nước dừa, nước hoa quả tươi. Hạn chế chất xơ, thức ăn có nhiều đường. Không dùng nước uống có gas


- Sau khi hết tiêu chảy tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn giàu năng lượng và thêm 1 bữa phụ/ ngày ít nhất trong 2 tuần. Nếu trẻ suy dinh dưỡng, bữa ăn phụ nên được tiếp tục cho đến khi trẻ đạt được cân nặng bình thường theo chiều cao.
Bổ sung kẽm hàng ngày trong 10-14 ngày:
Trẻ <6 tháng: 10mg/ngày. Trẻ >= 6 tháng tuổi 20mg/ngày, uống khi đói.
 Đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau:
- Đi ngoài phân lỏng liên tục, nôn tái diễn, sốt cao hơn, phân có máu
- Ăn uống kém hoặc bỏ bú hoặc không đỡ sau 2 ngày điều trị.
Biện pháp phòng bệnh tiêu chảy
- Nuôi con bằng sữa mẹ.Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nghĩa là không phải ăn hoặc uống thêm thứ gì khác kể cả nước lọc. Trẻ được bú mẹ hoàn toàn sẽ ít mắc bệnh tiêu chảy cũng như các bệnh nhiễm trùng khác và tỉ lệ tử vong thấp hơn so với trẻ không được bú mẹ hoặc bú mẹ không hoàn toàn. Bú mẹ giảm nguy cơ dị ứng, tăng sức đề kháng. Bú mẹ giúp trẻ tối ưu hệ tiêu hoá, phát triển não bộ tốt nhất. Cho trẻ bú mẹ sớm nhất trong 1h đầu, bú theo nhu cầu, trẻ cần được bú mẹ tới 2 tuổi hoặc hơn.

- Cải thiện tập quán ăn dặm cho trẻ em: Cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Thức ăn cân đối, đầy đủ dưỡng chất. Nguồn thực phẩm, nguồn nước an toàn, nấu chín và dùng ngay sau khi chế biến. Nếu không dung luôn thì bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 2h.
- Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh, ăn uống.
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi ngoài, thay tã lót cho trẻ, trước khi làm thức ăn,cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy
- Sử dụng thực phẩm an toàn, đảm bảo ăn chín, uống nước đã đun sôi.

- Phải tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Tiêm phòng sởi có thể giảm tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng của tiêu chảy. Vì sau khi bị sởi miễn dịch của trẻ giảm rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng trong đó có tiêu chảy cấp. Tất cả trẻ em cần tiêm phòng sởi ở độ tuổi kiến nghị.
- Vắc xin Rotavirus: Đã triển khai ở các nước phát triển cho thấy hiệu quả phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus rất tốt.
- Vắc xin lỵ, E. Coli đang được nghiên cứu sản xuất.
Tin liên quan:
Bù nước điện giải lúc nào là thích hợp
5 Sự thật về dinh dưỡng cho bé

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Cách tránh cho trẻ không bị chân vòng kiềng

Phải làm thế nào để tránh cho trẻ không bị chân vòng kiềng? Trẻ em, nhất là bé gái, nếu bố mẹ không biết cách chăm sóc đúng phương pháp, dẫn đến tật chân vòng kiềng sẽ rất xấu cho dáng đi của bé sau này.
Nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng và cách phòng ngừaCác bà, các chị khi chăm sóc con nhỏ vẫn thường nhắc nhau “không bế cắp nách” để tránh tật vòng kiềng cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ bị vòng kiềng không phải hoàn toàn do nguyên nhân cắp nách mà do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trẻ bị vòng kiềng khi đi, người lắc lư, chân quàng sang hai bên khiến cho dáng đi rất xấu. Đặc biệt, các bé gái bị vòng kiềng, khi lớn sẽ thiệt thòi hơn các bạn vì chân vòng kiềng hạn chế vẻ đẹp hình thể của người con gái.
Vậy, làm thế nào để tránh vòng kiềng cho đôi chân của bé? Nguyên nhân gây nên hiện tượng vòng kiềng do đâu? Chúng ta sẽ cùng các chuyên gia chăm sóc nhi khoa tìm hiểu vấn đề này.

Chân bình thường
    - Chân bình thường là hai chân luôn thẳng khít, song song với nhau.
    - Khi đứng, hai đầu gối và hai mắt cá bên trong đều sát khít.
Chân vòng kiềng (chân chữ o)
   - Chân vòng kiềng là chân khi đứng thắng, khớp gối hai bên nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không thẳng khít, có khe giữa khoảng 1,5cm.
    Hoặc
    - Khớp gối bình thường, cẳng chân cong vào trong hoặc hình cung, có khe giữa trên 1,5 cm.
    - Những hiện tượng chân khác thường trên, người ta gọi là chân vòng kiềng, y học gọi đó là chân chữ O.
Nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng
    - Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến vòng kiềng.
    - Trẻ tập đứng, tập đi quá sớm.
    - Trẻ béo phì, có cân nặng quá tải đối với đôi chân.
    - Do thói quen sinh hoạt một số vùng không tốt như: địu trẻ trên lưng, trẻ thường xuyên phải cưỡi ngựa, lừa…
Các biện pháp hạn chế chân vòng kiềng
Cho con bú sữa mẹ
    - Trong sữa mẹ có nhiều dinh dưỡng, vitamin rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ, vì vậy cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.
    - Trong sữa mẹ có vitamin D, một loại vitamin giúp bé hạn chế còi xương (còi xương là nguyên nhân gây vòng kiềng ở trẻ).

    - Đến tuổi ăn dặm, cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cung cấp đủ lượng calci và vitamin D cần thiết từ các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng… cho bé.
    - Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu
Nắn chân tay cho bé
    - Nắn chân cho bé một cách nhẹ nhàng, đều cả hai chân giúp lưu thông máu, rất tốt cho sức khỏe của trẻ.
    - Khi nắn chân, các bé có xu hướng duỗi thẳng chân, rất thích thú….cha, mẹ nên nắn hướng vào trong, từ đùi xuống mắt cá chân, tạo thành thói quen cho bé, hạn chế tật vòng kiềng.
    - Nên nắn chân hàng ngày, đều đặn, trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm.
Lưu ý: Thông thường bé trên 1 tuổi, hiện tượng chân cong, chân vòng kiềng sẽ hết.
Không bắt trẻ tập đi sớm
    - Không cho bé ngồi xe tập đi quá sớm.
    - Không tập đi cho trẻ bằng phương pháp đỡ 2 nách trẻ.
    - Thời gian thích hợp để tập đi là ngoài 9 tháng.
Lưu ý: Trọng lượng của cơ thể thường dồn ép xuống chân, vì vậy không được ép trẻ đứng hoặc đi quá sớm khi hệ xương chân của trẻ chưa đủ thời gian phát triển, khiến chân trẻ bị biến dạng (vòng kiềng).
Bổ sung đầy đủ vitamin D và calci
    - Thiếu vitaminD trong thời gian dài sẽ làm giảm việc hấp thu calci, phốt pho và khiến sự phát triển của xương gặp trở ngại.
    - Vitamin D và calci có tác dụng phát triển xương ở trẻ, vì vậy cần bổ sung đầy đủ calci cho trẻ, hạn chế tật vòng kiềng.
Lưu ý: Trẻ thiếu calci thường quấy khóc, hay vặn mình, ra nhiều mồ hôi, chậm phát triển chiều cao….
Tắm nắng cho trẻ
    - Tắm nắng cho trẻ giúp sản sinh ra một lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
    - Khi trẻ đầy đủ vitamin D sẽ hạn chế các hiện tượng về xương, đặc biệt là bệnh còi xương (nguyên nhân gây vòng kiềng ở trẻ).
Lưu ý: Với những bé lớn (từ 2 đến 5 tuổi) chân bị cong nhiều, bố mẹ nên cho con đi khám bác sỹ để tư vấn về việc phẫu thuật chỉnh trục xương.
Tập cho con khỏi dáng đi vòng kiềng
Phương pháp 1:
    - Bé tập đi theo đường thẳng, trên đầu đặt quyển sách.
    - Khi di chuyển, không để sách rơi xuống sàn.
Mục đích: Tập trung vào bước đi, muốn sách không rơi, bắt buộc chân, lưng, hông phải thẳng để lấy thăng bằng, qua đó khắc phục tật vòng kiềng ở trẻ.
Phương pháp 2:

    - Tập các động tác thể dục nhẹ nhàng như: vươn vai, chống tay lên hông, nhảy theo nhạc…
Mục đích: tạo thói quen giữ thẳng vai, lưng, hông và đôi chân săn chắc.
Lưu ý khi trẻ tập đi
    - Tập giữ thăng bằng trọng lượng cơ thể cho trẻ trước khi tập đi.
    - Luôn theo sát trẻ và đặt gối, chăn ở sát sau trẻ để nâng đỡ, tránh áp lực mạnh ảnh hưởng đến đốt sống hoặc tránh bé bị ngã ảnh hưởng tới hệ xương chân.
Phương pháp chữa bệnh vòng kiềng bẩm sinh
    - Phẫu thuật bó (nẹp chân hoặc bó bột)
    - Phẫu thuật sắp lại xương.
Lưu ý: khi phương pháp bó chân không có kết quả, các bác sĩ sẽ can thiệp bằng phẫu thuật khi có sự đồng ý của gia đình.
Để trẻ tập đi, tập đứng phù hợp với sự phát triển tự nhiên của bé
    Nếu chân bé chỉ cong ở cẳng chân thì không thể gọi là chân vòng kiềng, bố mẹ chỉ cần lo lắng khi chân của bé cong từ trên dùi xuống bàn chân. Vì vậy, ta phải phân biệt được chân cong sinh lý và chân cong bệnh lý.
    Phần lớn, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong cẳng chân do tư thế nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên, đây là hiện tượng cong chân sinh lý, chân trẻ sẽ tự thẳng khi 1 tuổi mà không cần xoa bóp hay điều trị gì.
    Để giữ gìn đôi chân bé được khỏe, đẹp, cần cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Các thành phần dinh dưỡng, vitamin, đặc biệt là vitamin D trong sữa mẹ giúp hệ xương phát triển sẽ hạn chế tật vòng kiềng ở trẻ.
    Ngoài ra, cha mẹ không nên nôn nóng cho bé tập đi sớm khi trẻ chưa phát triển toàn diện, ảnh hưởng đến sức khỏe đôi chân cũng như vẻ đẹp hình thể của trẻ sau này.
Trẻ đứng và tập đi quá sớm dễ bị chân vòng kiềng
    Nhiều bà mẹ thường lo con sẽ bị chân vòng kiềng khi có ai đó bế con mình dưới dạng “cắp nách”. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, cách bế trẻ như vậy không phải là nguyên nhân dẫn đến chân bị vòng kiềng mà do nhiều tác động khác.
    Theo các bác sĩ chuyên khoa, lo lắng của các bà mẹ là hơi thừa và không đúng khi cho rằng vì bế cắp nách sớm mà trẻ bị chân vòng kiềng. Thay vào đó, việc cho trẻ đứng và tập đi sớm lại dễ gây chân vòng kiềng hơn do xương cẳng chân của bé còn yếu, chưa đỡ được sức nặng của cơ thể, nhất là đối với những trẻ quá bụ bẫm hoặc béo phì.
    Bác sĩ Nguyễn Thanh Phước chuyên khoa cấp 2 nhi, Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế cho biết, việc cho trẻ tập đứng, đi sớm có thể ảnh hưởng đến hình dáng và chức năng của chân do hệ xương của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Chân của trẻ dưới 6 tháng tuổi thường bị cong nhưng đây là hiện tượng cong cẳng chân sinh lý do tư thế của trẻ trong bụng mẹ. Theo thời gian, chân của trẻ sẽ thẳng dần ra. Tuy nhiên, một số trường hợp, do sự can thiệp không đúng cách của bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể khiến tình trạng cong chân của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, từ cong chân sinh lý có thể dễ bị chân vòng kiềng.
    Trên thực tế, nhiều người vẫn cho rằng, việc bế cắp nách trẻ là nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng, và cho trẻ tập đứng, tập đi rất sớm để “cứng, thẳng chân”. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm và không có tính khoa học. Có nhiều nguyên nhân khiến chân vòng kiềng, trong đó có việc tập đứng, đi quá sớm cho trẻ khi trẻ chưa đến giai đoạn tập đứng chững hoặc đi. Ở mỗi trẻ khác nhau sẽ có thời gian tập đứng, đi khác nhau, không nên nóng vội khi trẻ chưa đến giai đoạn này. Một số nguyên nhân khác có thể gây chân vòng kiềng như yếu tố di truyền, còi xương. Còi xương là một rối loạn phát triển xương thường do thiếu vitamin D, can xi, trẻ bị còi xương thường có những biểu hiện như cẳng chân cong, đau cơ, gan lách to…
    Bác sĩ Phước cho biết, việc nắn chân cho trẻ hoàn toàn không có tác dụng làm thẳng chân trong trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng. Việc nắm bóp chân này chỉ có tác dụng xoa bóp, mát xa làm trẻ dễ chịu hơn. Trong trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng do di truyền cần phải khám để can thiệp điều trị bằng các phương pháp y khoa. Với những trẻ bị chân vòng kiềng do còi xương, thiếu vitamin D hoặc canxi, việc điều trị chỉnh hình sẽ kết hợp với bổ sung các chất trên trong chế độ ăn hàng ngày. Thông thường các trường hợp bị chân vòng kiềng sẽ được can thiệp chỉnh chân khi trẻ trên 5 tuổi,cha mẹ cần đưa con đến các bệnh viện chỉnh hình lớn để được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa và có các xử lý tốt nhất và phù hợp nhất. dưới độ tuổi này nên để trẻ phát triển tự nhiên, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
    Việc phòng tránh chân vòng kiềng cho trẻ có thể được thực hiện khá đơn giản từ khi sinh ra bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, và tắm nắng thường xuyên, cho trẻ để bổ sung vitamin D tự nhiên. Từ tuổi ăn dặm trở đi, trẻ cần được ăn uống đủ chất dinh dưỡng như: rau, quả, sữa, thịt, cá, tôm… hàng ngày vào buổi sáng cho bé tiếp xúc với ánh nắng để hấp thụ vitamin D tránh bị còi xương là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chân vòng kiềng. và tránh để trẻ béo phì vì có thể khiến xương của trẻ phải chịu áp lực lớn, không phát triển tự nhiên. Không cho trẻ tập đi quá sớm so với độ tuổi.

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Tăng Sức Đề Kháng Cho trẻ Dưới 3 Tuổi

Cơ thể của trẻ trong những năm đầu đời có khả năng chống lại bệnh tật rất yếu nếu như cha mẹ không có những biện pháp giúp trẻ tăng sức đề kháng, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Dưới đây là những giải pháp có thể coi là những giải pháp tối ưu cho cha mẹ để giúp bé tăng được sức đề kháng.



Giấc ngủ hợp lý tăng sức đề kháng cho bé

Người lớn thiếu ngủ cơ thể sẽ mệt mỏi uể oải làm việc sẽ không hiệu quả. Và với trẻ em dưới 3 tuổi, giấc ngủ là tối quan trọng. Thiếu ngủ trẻ sẽ dễ bị ốm, do bị giảm các tế bào xung kích tự nhiên có tác dụng tấn công vi khuẩn và các tế bào ung thư. Vì vậy, để tăng sức đề kháng cho bé, phụ huynh cần phải tạo cho trẻ thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc và thời gian ngủ trong ngày cũng cần phải sắp xếp một cách khoa học.
Thông thường, trẻ sơ sinh cần ngủ 18h/ngày. Lớn hơn một chút, trẻ cần ngủ 12 -13h/ngày.


Trái cây và rau giàu vitamin giúp trẻ tăng sức đề kháng

 Sức đề kháng của bé sẽ suy giảm nếu mất cân bằng dinh dưỡng. Các mẹ nên cho bé ăn nhiều các loại rau quả tươi chưa nhiều vitamin A như cà chua, cà rốt ..v..v để bảo vệ niêm mạc đường hô hấp. Vitamin C giúp Tăng đề kháng cho trẻ một cách toàn diện, phục hồi tế bảo bị tổn thương.
Tăng đề kháng cho trẻ

Các thực phẩm chứa tính kiềm tăng đề kháng cho bé

Một số loại trái cây chứa nhiều kiềm như: táo, nho, cà chua, cà rốt..v.v tạo ra một môi trường kiềm trong cơ thể bé, kiềm không có lợi cho virus sinh trưởng và phát triển nên từ đó sẽ bảo vệ bé khỏi các loại bệnh tật, tăng đề kháng cho bé

Tăng đề kháng cho trẻ dưới 3 tuổi

  Thực phẩm chứa kẽm làm tăng sức đề kháng của trẻ


Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn như: Sò, củ cải, Lòng đỏ trứng gà, thịt bò..... 
Chất kẽm có trong các loại thực phẩm trên có tác dụng tổng hợp protein cho cơ thể, giúp tái sinh, phân chia tế bào một cách bình thường, từ đó làm tăng sức đề kháng của trẻ.

Giúp trẻ tăng sức đề kháng

Không nên quá lạm dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh là chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học tổng hợp nhằm giúp hạn chế khắc phục sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn

Việc dùng thuốc kháng sinh thế nào cho hiệu quả là rất quan trọng, không phải lúc nào sử dụng thuốc kháng sinh cũng sẽ là tốt cho cơ thể. Nếu quá lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ dẫn tới việc bị lờn thuốc, sau này cơ thể sẽ không thể tự sinh ra chất kháng lại vi khuẩn đấy nữa, làm suy giảm sức đề kháng

 

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Cho bé chuyển từ cháo sang ăn cơm khi nào?



CHO BÉ CHUYỂN SANG ĂN CƠM KHI NÀO?
Việc trẻ ăn dặm như thế nào để đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung cho trẻ dưỡng chất đầy đủ mà không ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé là câu hỏi của nhiều ông bố bà mẹ hiện nay?

Phần lớn các bà mẹ trẻ thường nuôi con dựa vào kinh nghiệm ông bà trước hướng dẫn. Thông thường khoảng 1 tuổi rưỡi các bé bắt đầu có xu hướng muốn ăn cơm, nhưng do lúc này răng các bé chưa đầy đủ (bé nào nhiều nhất là 16 răng) và dạ dày cũng chưa co bóp tốt nên ngay lập tức các mẹ cho con chuyển sang ăn cơm luôn rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, đau bụng đi ngoài...

Vì vậy cần tập cho bé ăn từ từ, tuy nhiên mọi chuyện không phải dễ vì nhiều trẻ không muốn ăn cháo khi ở độ tuổi này. Giai đoạn đầu, các mẹ có thể nấu cơm nát cùng thức ăn và rau băm nhỏ để trẻ quen dần. Nếu chưa tiêu hóa tốt thì có thể ăn kèm cả bữa cháo cùng. Dần dần khi bé đã quen ăn cơm thì các mẹ chuyển cho bé dần chuyển sang ăn cơm hoàn toàn.
Chúc các mẹ thành công

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Tại sao con gần 2 tuổi vẫn chưa nói được

Vợ chồng tôi 42 tuổi, có một bé trai vừa tròn 23 tháng. Bé hầu như chưa nói được từ nào kể cả kêu ba, mẹ, mặc dù vợ chồng tôi thường xuyên nói chuyện với con.
Vợ chồng tôi là người Hoa nên chỉ nói với bé bằng tiếng Hoa. Bé vẫn hiểu được vợ chồng tôi nói mặc dù không nhiều. Hiện tại bé ở nhà và do mẹ trực tiếp chăm sóc. Vợ chồng tôi dự định sẽ cho bé đi mẫu giáo trong vài ngày tới. Bé hiện cao 95 cm, nặng 19,5 kg, rất hiếu động, không lúc nào ngồi yên trừ những lúc ngồi vào xe và xem TV.
Vợ chồng tôi nhờ chuyên gia tư vấn giúp xem tình trạng hiện tại của bé có phải bị chậm phát triển hay có vấn đề gì về phát âm, cũng như cách khắc phục hoặc điều trị ở đâu. (Tống Lan)
me-tro-chuyen-6377-1407493151.jpg
Ảnh minh họa: Gab.giggle.com.
Trả lời:
Chào bạn,
Với bé 23 tháng tuổi mà chưa nói được từ đơn thì sự phát triển ngôn ngữ của bé đã có thể đánh giá là chậm. Bạn cần đưa bé đến các trung tâm tâm lý và bệnh viện để kiểm tra khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và các vấn đề tâm lý của bé.
Trước hết bạn cần kiểm tra tại bệnh viện để kiểm tra cơ quan thu âm, phát âm và các vấn đề về não bộ và hệ thần kinh của trẻ. Tiếp đó nếu bạn đã loại trừ được các nguyên nhân về phía cơ thể trẻ thì bạn nên đến các trung tâm tâm lý để được các chuyên gia kiểm tra cho bé các vấn đề về mặt tâm lý, mức độ phát triển các kỹ năng của trẻ, mức độ phản ứng, giao tiếp, khả năng phát triển ngôn ngữ hiện tại của bé đang ở mức nào? Dựa trên những thông tin đánh giá về trẻ, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên thích hợp để cải thiện vấn đề ngôn ngữ cho trẻ.
Bên cạnh đó, hiện tại việc bạn thường xuyên giao tiếp với trẻ là rất tốt, vì trẻ đang trong lứa tuổi cần phát triển mạnh mẽ về mặt ngôn ngữ nên việc giao tiếp, trò chuyện thường xuyên với trẻ rất quan trọng. Khi giao tiếp với trẻ bạn cần trao đổi với trẻ nhiều lần bằng từ đơn, sau khi trẻ đã có từ đơn rồi bạn bắt đầu phát triển câu thành từ đôi, từ ba. Bạn không nên nói câu quá dài sẽ làm trẻ khó nắm bắt được từ cần học. 
Bên cạnh việc dạy trẻ nói bạn cũng cần quan tâm dạy trẻ kỹ năng chỉ tay, phản ứng nhìn vào mặt, miệng, mắt người đối diện khi giao tiếp và chơi với trẻ các trò chơi tương tác. Đối với trẻ, trong giai đoạn hiện tại việc kích thích nhu cầu giao tiếp là rất quan trọng vì vậy bạn cần hạn chế tối đa thời gian xem TV, chơi vi tính, điện thoại hay chơi một mình, tích cực chơi cùng trẻ và dẫn trẻ ra môi trường xung quanh để trẻ không chỉ học hỏi từ gia đình mà còn học hỏi được ở những người xung quanh, bạn cùng lứa với trẻ.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Thạc sĩ Tâm lý học Nguyễn Thị Quỳnh

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014


Mất Nước Ở Trẻ: Rất Nguy Hiểm
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị tiêu chảy. Tình trạng này có thể đưa đến mất nước, có thể đặc biệt nguy hiểm cho trẻ rất nhỏ.

Dưới đây là những dấu hiệu trẻ bị mất nước:

- Khô môi và lưỡi.
- Mắt lõm
-Thóp đầu của bé bị hõm
- Da khô, nứt
- Khóc không có nước mắt.
- Không có đi tiểu (ướt tã)trong ít nhất 3 giờ.
- Nếp nhăn xuất hiện ở mắt hoặc ở má.
- Sốt cao.
- Cáu kỉnh không bình thường hoặc là buồn ngủ
- Mệt mỏi và chóng mặt ở trẻ lớn 


 Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa.

Ngăn ngừa việc thiếu nước

Để̉ ngăn việc thiếu nước thì cách tốt nhất là phải bổ sung nước đầy đủ cho trẻ khi trẻ bị sốt hoặc khi trẻ hoạt động thể chất nhiều để bù đắp lại lượng nước đã bị mất đi.

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, khiến bé khó bú thì có thể thông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý và hút dịch nhầy mũi ra. Như vậy bé đã có thể bú lại được, và bạn có thể bổ sung nước cho bé.

Bệnh sốt cũng là một nguyên nhân gây mất nước ở trẻ, và có thể kiểm soát được bằng thuốc hạ sốt.

Do vậy, quan trọng là phải cho trẻ uống đủ nước trong mùa nóng. Nhất là những trẻ thường tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời thì càng phải uống nhiều nước hơn nữa, và trong khi chơi thể thao, trẻ phải uống nước thường xuyên mỗi 20 – 30 phút.

Khát nước không phải là một dấu hiệu sớm cho thấy trẻ bị thiếu nước. Khi trẻ cảm thấy khát tức là chúng đã bị mất nước. Và cơn khát có thể được bỏ qua trước khi lượng nước trong cơ thể được bù đắp. Đó là lý do nên cho trẻ uống nước thường xuyên kể cả khi chúng không khát để đảm bảo đủ nước cho trẻ.

Bổ sung nước

Trẻ bị mất nước bởi tiêu chảy do các bệnh đường ruột nên được bổ sung nước với nước muối sinh lý Oresol
Đối với trẻ sơ sinh: nên cho bú sữa mẹ tiếp tục trong suốt quá trình bổ sung nước với Oresol trừ khi bé bị nôn lập lại. Oresol có thể cho bé uống xen kẽ giữa những lần cho bú mẹ.

Đối với trẻ nhỏ đang ăn dặm thì nên dừng việc ăn dặm trong quá trình bổ sung nước và bắt đầu cho ăn dặm lại khi trẻ không còn các triệu chứng mất nước nữa (thường là tầm vài giờ sau khi quá trình bổ sung nước kết thúc).

Đối với trẻ lớn: nên tránh cho trẻ uống các loại nước sau: Soda, nước ngọt có ga, trà gừng, nước trái cây, nước hầm gà, nước tăng lực…Những loại nước này không được bổ sung đúng lượng đường và muối có thể khiến tình trạng của trẻ trở nên tệ hơn.

Trong trường hợp sau khi cho trẻ uống Oresol hoặc các phương pháp bổ sung nước khác mà không cải thiện được tình hình, cần đưa trẻ đến bác sĩ đển được tư vấn và điều trị kịp thời.

Lưu ý: Sau khi trẻ được bổ sung nước, cho trẻ ăn uống bình thường với nhiều chất tinh bột, thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau quả. Hạn chế các loại thực phẩm béo và nhiều đường.



                                                                                                       Nguồn: Vnmedia.vn

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Lưu ý khi bổ sung canxi cho trẻ

Can xi là chất rất cần thiết cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ đến khi chào đời và trong suốt quá trình phát triển. Canxi có vai trò cấu tạo nên hệ xương, vai trò quan trọng trong dẫn truyền thần kinh, tham gia hệ miễn dịch…Vì vậy, các mẹ đều chú ý bổ sung canxi cho con.

Tuy nhiên, rất nhiều mẹ phản ánh mặc dù đã bổ sung canxi cho con trong khẩu phần ăn hoặc các chế phẩm có sẵn trên thị trường nhưng con vẫn bị thiếu canxi. Vậy nguyên nhân ở đây là gì?
Cơ chế hấp thu canxi
Canxi là chất khó hấp thu với cơ chế hấp thu phức tạp vì vậy đối với người bình thường chỉ có khoảng 20 - 30% canxi từ thực phẩm được cơ thể hấp thu.
Ở trẻ em chỉ hấp thu được canxi hòa tan, không hấp thu được canxi không hòa tan vì vậy trên thực tế cơ thể trẻ em hấp thu lượng canxi từ thực phẩm thấp hơn rất nhiều con số 20 - 30%.
Trong khi đó, theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Việt Nam, lượng canxi từ bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam trung bình là 482mg thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu trung bình.
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
Lựa chọn nguồn canxi dễ hấp thu
Canxi trong thực phẩm có nguồn gốc động vật (các loại tôm cá, hải sản…) cũng dễ hấp thu hơn canxi có nguồn gốc từ thực vật. Do đó, cần tăng cường và ưu tiên các thực phẩm như sữa, sản phẩm từ sữa… tiếp đó mới tới đậu nành, rau dền, xúp lơ xanh, vừng…
Việc ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm giàu canxi sẽ giúp bổ sung đủ lượng canxi mỗi ngày.
Ngoài ra, có thể dùng thêm các chế phẩm có canxi nano (canxi được bào chế theo công nghệ nano) và lưu ý là kích thước canxi nano càng nhỏ sẽ càng hấp thu dễ dàng qua hệ tiêu hóa, vào máu.
Tin liên quan: Canxi và sự phát triển của trẻ
Trẻ thiếu canxi
Làm thế nào để tăng chiều cao cho bé?